Đi làm là bước đầu chứ không phải là bước cuối của việc giải quyết khủng
hoảng. Tôi nợ, vẫn nợ, hàng ngày vẫn mệt mỏi với những con số. Vẫn phải
nhờ vả người này người nọ - những người còn sót lại của cái gọi là bạn bè,
những người hiếm hoi không bỏ mặc tôi hoàn toàn khi tôi kiệt quệ. Tôi vẫn
phải chống chọi với sự tàn phai nhan sắc ở cái tuổi mới hơn hai mươi một
tí, vẫn phải lo lắng với sự xuất hiện của mình trước đám đông một tẹo…
Thực sự cần một chỗ dựa, nhưng chẳng biết dựa chỗ nào, tôi cảm thấy mỏi
lưng, cảm thấy tức ngực, cảm thấy mệt đứ đừ.
Nhớ cái hồi tôi mới bị khủng hoảng. Tôi còn muốn chết cơ. Này nhé, bố mẹ
sinh ra mình khó khăn biết chừng nào, nuôi lớn mình gian khổ biết bao
nhiêu. Rồi tự dưng, một ngày, mình vì chuyện này chuyện nọ mà chẳng phải
là vì bố mẹ, mình lăn quay ra chết. Ngoài việc bất hiểu thì rõ ràng còn
nhiều vấn đề khác nữa. Chết là một giải pháp tức tưởi nhất thời.
Song, tôi thề rằng, lúc đó dù có nghĩ được như vậy đi chăng nữa thì cảm
giác muốn chết vẫn tròn đầy và y nguyên là cảm giác muốn chết. Muốn
chết chết đi được. Thứ duy nhất níu kéo tôi lại với cuộc đời, không phải bởi
tôi nhớ tới công lao dưỡng dục sinh thành của cha mẹ. Tôi không thể nói
điêu như vậy được, tôi không thể nói là tôi có nghĩ tới điều đó để băn
khoăn rằng mình có nên chết hay không. Vì tôi không nghĩ thế, nên nếu nói
thế thì hóa ra nói dối. Thứ níu kéo tôi sống, là chính tôi. Cũng giống như
cách chính tôi tự khiến mình trở nên suy sụp, chính tôi giữ tôi lại với cuộc
đời. Bởi một lý do không đáng để làm lý do (mà trên đời này, nào ai biết lý
do nào đáng để làm lý do cơ chứ? ) lý do đó là vì: Tôi vẫn còn sợ chết!
Nếu người ta vượt qua được nỗi sợ chết căn bản, chắc gì người ta đã sống?
Nếu tôi trong tuyệt vọng có đủ dũng cảm để không sợ chết, thì chắc quái gì
tôi đã ngồi đây? Nếu một con người chí phèo tới mức, coi mạng sống của
mình như giẻ rách thì chắc gì họ đã cảm nhận được tí xíu nỗi đau nào mà
trở nên buồn khổ và muốn chết? Nếu con người ta không sợ chết, thì sự