???.Khi tôi chưa có việc làm, tôi nghĩ đi làm tôi sẽ khá hơn. Tôi tạm gác
chuyện tình cảm sang một bên để kiếm tìm công việc. Khi tôi đã có công
việc, tôi bắt đầu phải kiếm tiền để trả nợ và trang trải cuộc sống của một
cô gái thời kỳ khủng hoảng tuổi hai mươi. Nhưng dường như tôi không thể
nào tập trung được với quá nhiều sự rối bời. Mỗi buổi tối lầm lũi đi về
trong căn phòng trọ thuê chật hẹp, tôi lại co ro với chính mình. Tôi thậm
chí còn nhìn thấy tôi trong những giấc mơ đầy tự kỷ, bị vứt bỏ, bị đẩy ra
ngoài rìa thế giới.
Công việc không giúp tôi vơi đi nỗi nhớ. Câu chuyện của An Nhiên chỉ làm
tôi thêm luẩn quẩn trong thương xót. Sự xuất hiện của người yêu cũ chỉ làm
tôi càng yêu người yêu hiện tại nhiều hơn.
Tôi nhớ lại những ngày tôi mới vào Sài Gòn. Khi đó, tôi còn là một cô gái
tự do và có rất nhiều thứ. Tôi đã thả mình vào những cuộc vui và vui với
nó. Nếu như trong đoạn nhật ký thống thiết đầy cảm xúc phía trên kia của
tôi, tôi muốn một chút ma túy cho cuộc đời trôi đi dễ dàng, thì đó chỉ là một
sự so sánh thôi, ma túy không phải là cái tôi cần. Niềm vui mới là thứ tôi
muốn.
Đối với một gia đình truyền thống như gia đình tôi ở Hà Nội, từ bé tới tận
năm hai mươi tuổi, tôi không hề được đi đâu về khuya quá. Nói thế cũng
chả đúng đâu, bởi vì giờ giới nghiêm của tôi là bảy giờ tối (19 giờ). Mà
bảy giờ tối thì đâu đã được gọi là khuya? Thế tức là khi sống cùng gia
đình, ngay cả khi đã đi làm (tôi đi làm từ năm hơn 18 tuổi một chút xíu) tôi
vẫn bị bố mẹ quản chế giờ giấc rất nghiêm ngặt.
Khi chuyển vào sống và làm việc một mình ở Sài Gòn, tôi thực sự quá tự
do. Ở Hà Nội, tôi sẽ chẳng bao giờ được đi club. Bố mẹ tôi không cho rằng
đi vũ trường là hư hỏng. Song, một đứa con gái hư hỏng luôn là một đứa
con gái vượt quá giờ giới nghiêm. Bố mẹ tôi rất “thoải mái”, ông bà cho
phép tôi đến vũ trường. Nhưng hỡi ôi, nào có cái vũ trường nào mở cửa