NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 10

nhật ký đã lấy đầu đề tập thơ làm đầu đề bài thơ. Nhà xuất bản Văn học, in
Ngục trung nhật ký lần thứ ba (1983) đã theo nguyên bản không có đầu đề.

Bốn câu thơ có ý nghĩa đề từ mang tinh thần cảm hứng của cả tập thơ.

Bài thơ bốn câu, mỗi câu năm từ, lời ít mà ý nhiều.

1- Hai câu đầu:

Thân thể tại ngục trung,

Tinh thần tại ngục ngoại;

(Thân thể ở trong ngục

Tinh thần ở ngoài ngục)

nổi lên: một hoàn cảnh, một con người. Hoàn cảnh thì đen tối nặng nề.

Con người thì muốn thoát hoàn cảnh, vượt tình thế.

Hai câu thơ đối lập xuất phát từ sự thật đối ngược, cái cách ngăn, phân

chia ngục trung và ngục ngoại, thân thể và tinh thần chính là bức tường nhà
tù. Bác nói một sự thực: chấp nhận một thực tại đọa đày thân thể (Thân thể
tại ngục trung) nhưng lại hoàn toàn chủ động về tinh thần (Tinh thần tại
ngục ngoại).

Hai mối quan hệ được đặt ra từ hai câu thơ: quan hệ giữa nhà tù và

người tù; quan hệ giữa thân thể và tinh thần trong bản thân người tù. Nhà tù
có giam hãm được bản thân người tù không? Về bề ngoài, về danh nghĩa,
người tù đã bị tù, nhưng chỉ là bị tù thân thể còn thực chất người tù đã vượt
tù. Kiểu vượt tù tinh thần ấy, Ngục trung nhật ký có nhiều.

Người tù bị tù, nhưng chính người tù ấy lại tự giải phóng tinh thần

mình khỏi nhà tù. Tinh thần người tù vẫn tự do, không gì giam hãm được.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.