NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 12

Dục thành đại sự nghiệp,

Tinh thần cánh yếu đại.

(Muốn thành sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải lớn).

Nếu như hai câu đầu đối lập, thì hai câu thơ sau hoà hợp, bổ sung cho

nhau, thống nhất chặt chẽ trong mối tương quan nhân-quả: muốn làm nên
sự nghiệp lớn phải có tinh thần lớn. Tinh thần lớn sẽ làm nên sự nghiệp lớn.
Trong đại sự nghiệp và tinh thần cánh yếu đại, chữ đại sau chồng lên chữ
đại trước (Lê Trí Viễn). Một đòi hỏi, một quyết tâm, một khẳng định, một
sự vươn cao. Câu thơ Bác tự dặn mình, nhưng cũng lại là bài học lớn cho
chúng ta, cho tất cả mọi người. Ở hai câu thơ này, một lần nữa, hai chữ tinh
thần lại được Bác nhắc lại và nhấn mạnh. Cái tinh thần ban đầu phải tự giải
phóng thì bây giờ càng phải cao. Càng phải cao để chiến thắng kẻ thù,
chiến thắng ngục tù, mà hiện tại phải chiến thắng sự bực bội, sự phẫn nộ
bồng bột chốc lát trong con người mình để mưu cầu sự nghiệp lớn cho cách
mạng.

Bốn câu thơ như đúc thành một khối chắc nịch, một phương châm

hành động, một ứng xử vạn năng, một tuyên ngôn. Lời ít, ý rõ, dõng dạc
dứt khoát. Vần trắc với ba thanh trắc, đặc biệt là ba dấu nặng (ngoại,
nghiệp, đại) ở ba câu thơ 2, 3, 4 như chiếc cọc đóng sâu, vững chắc. Ở bản
dịch tiếng Việt, cái thế này bị đảo ngược trở nên thanh thoát nhẹ nhàng bởi
vần bằng với ba thanh bằng cao không dấu (lao, lao, cao) và một thanh trắc
cao dấu sắc (lớn). Phan Nhuận, khi dịch bài thơ ra tiếng Pháp, đã phải dịch
bằng 13 cách mà chẳng cách nào vừa lòng cả. Ông có cảm nghĩ: Bài thơ đó
đáng khắc vào bia đá.

3- Và, một hiện tượng kỳ diệu, đọc bài thơ, ta không còn thấy người tù

bị cầm tù nữa. Tầm vóc của Bác đã vượt khỏi những giới hạn chật hẹp và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.