NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 14

Bay thẳng cánh muôn trùng tiêu hán,

Phá vòng vây làm bạn với kim ô

Giang sơn khách diệc chi hồ?

(3) Nguyễn Hữu Cầu là một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa đầu thế kỷ

XVIII, đã từng làm cho quân tướng triều đình Vua Lê chúa Trịnh nhiều
phen phải thất điên bát đảo. Khi bị giam trong ngục, người anh hùng nông
dân viết bài thơ Chim trong lồng tỏ chí khí tự do ngang tàng của mình

Hơi thơ hào hùng, mạch thơ chảy mạnh, tứ thơ bay cao nhưng lời thơ

thì hơi ồn ào. Câu kết là một cái lắc đầu kiêu hãnh:

Giang sơn khách diệc chi hồ?

(Khách tang bồng cung kiếm ở núi sông

đất nước này ai là người biết được ý chí của ta?)

Đúng là khẩu khí của một anh hùng đậm màu sắc cá nhân. Tác giả tự

ví mình như một con chim bị giam trong cái lồng trời đất chật hẹp; nhưng
đôi mắt của nó luôn giương nhìn thấu suốt nghìn dặm gió mây, coi thường
mọi xiềng xích gông cùm, mọi thế lực đen tối.

Đặt bài thơ Chim trong lồng bên cạnh bài thơ Đề từ, ta thấy rõ tư

tưởng, mục đích, ý chí của hai người anh hùng ở hai thời đại, khác nhau
quá rõ. Nguyễn Hữu Cầu khao khát bầu trời tự do, mong ước có ngày phá
tan cái khuôn khổ chật hẹp, chế độ áp bức bóc lột đọa đầy con người để vẫy
vùng cho phỉ sức (trước hết là sức cá nhân, còn theo hướng nào thì vẫn
chưa rõ). Bác Hồ của chúng ta, sống trong ngục mà vẫn ung dung, điềm
đạm, vẫn thấy tinh thần mình hoàn toàn tự do và không ngừng rèn luyện
tinh thần để làm nên sự nghiệp lớn: Cứu nước, cứu dân. Thơ Bác giản dị,
chữ nghĩa toát ra một tinh thần cao sáng; những gì là phẫn nộ bị nén xuống;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.