NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 113

Bản của Nam Trân thanh thoát, giản dị như nguyên tác. Tuy nhiên cần

chuyển ngữ một số từ sao cho sát nghĩa, đúng nghĩa. Ví như nan từ có
nghĩa là khó từ chối, nếu chuyển nan từ là từ nan thì vẫn chưa rõ nghĩa,
thậm chí còn có thể gây hiểu lầm từ chối một việc khó khăn, từ nan như
bản dịch (Cùng hội cùng thuyền việc nghĩa, lẽ khôn từ chối). Cũng như
những từ phụng thử, đẳng nhân là các từ thường dùng trong các bản tấu
biểu xưa của Trung Quốc, nay các công văn giấy tờ của chính quyền Trung
Hoa dân quốc cũng có dùng. Khi Bác viết hộ đơn từ cho những tù nhân,
Bác cũng đã sử dụng các từ ấy mà Bác cho là nay mới học được Kim thủy
học. Trong bản dịch thơ những từ Phụng thử, đẳng nhân được dịch là Chiểu
theo, thừa lệnh thì chưa sát nghĩa. Song, nếu bản dịch để nguyên không
chuyển nghĩa thì sẽ có bạn đọc không hiểu nghĩa câu thơ.

Sự giúp đỡ của Bác đã được các tù nhân ghi nhận, cảm ơn:

Đa đa bác đắc cảm ân từ.

(Đã được bao lời bạn cảm ơn)

Xuân Diệu nhận xét: “Câu thơ rất mực thanh đạm nhưng rất là cảm

động”.

-----

(1) Bản dịch khác của Trần Đắc Thọ:

Cùng một chuyến đò, không lẽ chối,

Viết thay báo cáo bạn cùng giam;

“Đẳng nhân”, “phụng thử” nay vừa học,

Đã được bao lời bạn cảm ơn.

Bản dịch của Quách Tấn:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.