NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 117

Suốt ngày gãi sột soạt tựa gảy đàn.)

Hai chữ Thành nhật là tiếng địa phương vùng Quảng Đông, Bác đã

từng hoạt động cách mạng ở vùng Quảng Đông những năm 20, 30 của thế
kỷ XX tiếp xúc nhiều và dùng tiếng Quảng Đông, nên trong các câu thơ
thường xuất hiện một số từ ngữ Quảng Đông như trong bài này: Thành
nhật: suốt ngày, xuyên cẩm: mặc áo gấm, cổ cầm: gãy đàn, là cách nói hình
ảnh chỉ cái ghẻ và gãi ghẻ trên thân thể người tù. So sánh một chút, vui một
chút để vượt khổ sở là thế.

Hai câu cuối thì rõ vui rồi, không chỉ vui mà còn tìm được bạn tri âm.

Tất cả “nạn hữu” trong tù đều là “khách quý”, đều gãi ghẻ, đều “gảy đàn”,
đều là “tri âm” của nhau.

Xuyên cẩm, tù trung đô quý khách

Cổ cầm, nạn hữu tận tri âm.

(Mặc gấm, trong tù đều là khách quý,

Gảy đàn, bạn tù đều là tri âm.)

Chẳng phải thế mà, trong bài Tảo (buổi sáng) Bác đã ghi lại cái cảnh

tất cả bạn tù, sáng sớm mọi người đều bắt rận Tảo khởi nhân nhân tranh
liệp sắt (Sớm dậy, người người đua nhau bắt rận).

Cái hay, cái ý tại ngôn ngoại của bài thơ Lại sang không chỉ là sự khổ

sở ghẻ lở của tù nhân mà còn là tiếng cười, là tự trào, là trào lộng tạo ra bài
thơ vui. Đọc thơ đâu còn là cảnh ghẻ lở đỏ, tím trên thân thể người tù, đâu
còn là cảnh gãi ghẻ suốt ngày đêm khó chịu mà vô hình dung là nơi gặp gỡ
của những bậc khách quý, cùng mặc áo gấm thêu hoa, cùng nhau gảy đàn
vui vẻ, tri âm cùng nhau. Đó chính là một tiếng cười ẩn dụ, tiếng cười phủ
nhận thực tế để vươn tới một thế giới khác, thế giới của nghệ thuật, thế giới

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.