NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 118

của sự sang trọng, tự do, thế giới của yêu thương, tôn trọng giữa người với
người.

Khi đọc bài thơ này, Xuân Diệu cảm nhận: “Đến phong trần cũng

phong trần thế thôi. Bác cũng bị ghẻ như ai, cũng ngứa như ai, và cũng hay
gãi như ai, duy có khác là Bác làm nên những câu thơ thật ý vị, không biết
đó là vui hay buồn sau cái nụ cười rất sâu sắc, thật là những câu thơ đặc
biệt vừa có màu sắc lại vừa có âm thanh"; Hoài Thạnh cho rằng: “Bài thơ
nói đùa về chuyện ghẻ, kế tục một truyền thống cũ của thơ nhà tù, lại là
một tiếng cười vui để lấy thêm sức mà chống đỡ".

Có thể nói, Lại sang (ghẻ lở) là bài thơ cách điệu hóa, thú vị hóa theo

lối châm biếm trên cái nền hiện thực qua tiếng cười rất đỗi hồn nhiên.

-----

(1) Bản dịch khác của Nguyễn Sĩ Lâm:

Mình đầy xanh đỏ, như mang gấm

Sột soạt ngày đêm tựa gảy đàn;

Mang gấm, trong lao đều quý khách

Gảy đàn, bạn ngục thảy tri âm.

Bản dịch của Quách Tấn:

Đỏ tía – đầy mình như mặc gấm,

Luôn tay cọ gãi tựa chơi đàn;

Bạn tù mặc gấm: Khách sang

Chơi đàn: Bạn ngục là hàng tri âm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.