NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 185

Một chút chơi chữ, đến Quế Lâm - rừng quế mà chẳng thấy quế cũng

chẳng thấy rừng, chỉ thấy núi cao và sông sâu, chỉ thấy cây đa rủ bóng
xuống buồng giam, ban ngày thì tối sầm, ban đêm thì im lìm thật đáng sợ.

Quế Lâm, không quế, có rừng đâu,

Chỉ thấy non cao lẫn nước sâu;

Ngục dưới bóng đa ghê sự thực,

Ngày thì ảm đạm, tối u sầu.

Thì ra, không thấy quế, không thấy rừng cũng là tất nhiên thôi, vì con

người đang mất tự do, đang bị đày đọa, chịu bao khổ cực. Ngẩng lên chỉ
thấy núi cao, cúi xuống là dòng sông sâu. Trung tâm chú ý hẳn là cái nhà
giam, nó làm ngăn cách, làm mờ đi tất cả.

Có một hình ảnh làm tù nhân ghê rợn được đặt giữa bài thơ đó là cái

bóng cây đa, vừa thực vừa ảo. Bóng đa ấy phủ rợp nhà lao làm cho nhà lao
tối tăm cả ban ngày và ban đêm và chính nó cũng đè nặng lên con người
trong một tình thế, một hoàn cảnh đang bế tắc. Cái bóng đa ấy là một chi
tiết thực, nhưng cũng là một ẩn dụ để nói về chế độ hà khắc, tàn ác, luôn
luôn kìm kẹp, phủ bóng đen lên con người và xã hội, mà tiêu biểu là cảnh
tối tăm, ảm đạm của nhà tù, đồng thời qua đó thể hiện tâm trạng u buồn của

tác giả.

Trong tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch

được kể rằng: “Cụ (tức Bác Hồ) đã trải qua gần ba mươi nhà tù xã và
huyện. Cuối cùng cụ đến Quế Lâm. Lại bị giam gần một tháng rưỡi nữa.
Sau này, một người bạn hỏi cụ: “Đời tù ở Quế Lâm cụ thấy thế nào?” “Cụ
Hồ cười: “Nhắc lại làm gì chuyện cũ”.

-----

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.