NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 194

Dịch thơ:

Liễu Châu, Quế Lâm lại Liễu Châu,

Đá qua đá lại, bóng chuyền nhau;

Quảng Tây đi khắp lòng oan ức,

Giải đến bao giờ, giải tới đâu? (1)

NAM TRÂN dịch

GIẢI ĐẾN BAO GIỜ, GIẢI TỚI ĐÂU?

Câu kết bài thơ là một câu hỏi và một dấu chấm hỏi cuối câu:

Bất chi giải đáo kỷ thì hưu?

(Giải đến bao giờ, giải tới đâu?)

Nếu ở bài thơ?! (Chấm hỏi và chấm than), dấu chấm hỏi nhằm thể

hiện thái độ; sau dấu chấm hỏi là dấu chấm than , như một sự tự thán, tự
mình nói với mình, bộc lộ tâm trạng một nỗi buồn phiền, thì ở bài thơ?
(Chấm hỏi) này chỉ một dấu? (dấu chấm hỏi) làm đầu đề và dấu? ấy cũng
được thể hiện ở câu kết bài thơ là hoàn toàn tỏ thái độ phẫn uất, căm tức
đối với nhà cầm quyền Trung Hoa dân quốc. Bởi: Tại sao họ cứ giải vòng
vo, hết nhà tù này đến nhà tù khác; từ Liễu Châu giải đến Quế Lâm, giờ lại
giải trở lại Liễu Châu, con người mà cứ như quả bóng da, đá đi đá lại Dịch
lai dịch khứ, tượng bì cầu.

Tại Quế Lâm, văn phòng Quế Lâm của Ủy ban quân sự, do không có

căn cứ khép tội cụ Hồ là Hán gian, có mối liên hệ với Đảng Cộng sản
Trung Quốc, Chính quyền Quế Lâm đành coi cụ Hồ là Chính trị hiềm nghi
phạm (Kẻ bị tình nghi là chính trị) nên trả lại Chính trị Bộ Đệ tứ chiến khu
ở Liễu Châu tiếp tục thẩm tra, truy xét.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.