Bởi người đông mà đất lại chật.
Dịch thơ:
Ba thước chiều dài hai thước rộng,
Bốn người chen chúc ở bên trong;
Duỗi chân một tí cũng không thể,
Nhà hẹp mà người lại quá đông(1)
HUỆ CHI dịch
NHÀ GIAM HẸP MÀ NGƯỜI LẠI QUÁ ĐÔNG
Bị “đá” trở lại Liễu Châu để Cục Chính trị Đệ tứ chiến khu tiếp tục tra
xét. Sở dĩ Bác bị giải về Liễu Châu là do vận động tích cực của Đảng ta lấy
danh nghĩa Phân hội Việt Nam của Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược, đã
gửi hai bức điện đến Trùng Khánh cho Tân Khoa, Viện trưởng Viện lập
pháp của Chính phủ Quốc dân Đảng Trung Quốc và Thông tấn xã TASS
Liên Xô ở Trùng Khánh cực lực phản đối yêu cầu thả “Hồ đại biểu”, đồng
thời bà con Việt kiều đấu tranh cùng với nhiều nhân vật trong chính trị giới
của Trung Quốc can thiệp nên Bác được chuyển về nhà giam của Cục
Chính trị Đệ tứ chiến khu.
Lần này Bác không bị giam ở nhà ngục Liễu Châu mà giam tại nhà
giam quân nhân, trong bài thơ Bác gọi là Cấm bế thất (phòng giam kín).
Cấm bế thất, theo trong tác phẩm Vừa đi đường vừa kể chuyện: “Không
phải là một trại giam chính cống mà chỉ là một phòng giam nhỏ hẹp ngay
bên cạnh đội cảnh vệ của tướng Phát Khuê”.
Phòng giam nhỏ hẹp mà giam tới bốn người Tứ nhân trú thử thì quả là
quá chật chội đến nỗi không cựa quậy được, muốn duỗi chân một tí cũng