NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 215

Cố Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng nhận xét: “Tôi không ngờ

Bác giản dị quá đến như vậy”. Giản dị là một đức tính cao quý của Bác,
giản dị cũng là nét đặc trưng nghệ thuật của thơ Bác. Những từ Hán - Việt
nôm na mách qué, theo quan niệm truyền thống, đặc biệt thơ cổ là tối kỵ,
uế tạp, nhưng với Bác, giản dị đã trở thành bản lĩnh, mà bản lĩnh của Bác
cao hơn văn chương thơ phú nên nó cứ tự nhiên, y nhiên không thể khác
được, văn chương giản dị là vậy.

Chế độ nhà tù chứa đựng biết bao nhiêu là sự trớ trêu, hài hước từ cái

lớn đến cái chi tiết nhỏ trong sinh hoạt hàng ngày. Ở bài thơ Hạn chế này,
Bác kể lại tình huống có thật thường xảy ra, đó là sự trớ trêu giữa “cung”
và “cầu” của tù nhân trong sự giam hãm của nhà tù. Trong tình huống này,
sự việc này làm nổi bật mâu thuẫn của sự vật, mâu thuẫn giữa người tù và
nhà tù, vừa bi vừa hài, vừa khổ sở vừa buồn cười, oái oăm, hài hước, đắng
cay. Nhưng… bài thơ không dừng ở sự trớ trêu ấy, chiều sâu và cái lớn của
nó được đặt ra là, ý thức về cái mất mát lớn nhất của con người là mất tự
do. Mất tự do là mất tất cả:

Đau khổ chi bằng mất tự do

Đến buồn đi ỉa cũng không cho

Rõ là đã nói đến đáy, đến tận cùng nỗi đau khổ mất tự do của người tù

từ một chi tiết thực, gây ấn tượng mạnh, tác động mạnh là thế.

-----

(1) Bản dịch khác của Hoàng Đĩnh:

Không có tự do, đau khổ thật!

Bị người hạn chế cả đi cầu!

Cửa tù khi mở không đau bụng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.