NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 218

Nhưng vẫn phải gắng sức đi lên phía trước.

Dịch thơ:

Một ngày hửng nắng, chín ngày mưa,

Trời thật vô tình, đáng giận chưa!

Giày rách, đường lầy, chân lấm láp,

Vẫn còn dấn bước dặm đường xa. (1)

NAM TRÂN dịch

VẪN CÒN DẤN BƯỚC DẶM ĐƯỜNG XA

Đã có những bài thơ Bác nói về nỗi khổ cơ cực của cảnh bị giải tù,

giải hết nơi này đến nơi khác, cứ triền miên như vô định - giải cả ban ngày,
giải cả ban đêm, khi trèo non, lúc lội suối đi trong mưa dầm, trong nắng
gắt, trong gió rét thấu xương mà đường đi đâu có bằng phẳng, mà gồ ghề,
khúc khuỷu, chân sưng, giày rách, thụt hố sâu. Cái cảnh khổ đó là do con
người hành hạ nhau, do chế độ nhà tù hà khắc gây ra. Thì, ở bài thơ Cửu vũ
(Mưa lâu) cái khổ của người tù khi bị giải Hài phá, lộ nê, ô liễu cước, giày
rách, đường lầy, chân lấm láp lại do Ông trời - Thiên công vô tình góp phần
hành hạ, Bác có ý khả hận (đáng giận) ngầm trách, nhưng trách là trách
vậy, trách cái vô tình thôi, chứ Bác đã trải qua, Bác rất hiểu, thiên nhiên
thời tiết vùng này cũng khắc nghiệt lắm Cửu thiên hạ vũ, nhất thiên tình,
chín ngày mưa chỉ có một ngày tạnh, cho nên cái khổ bị giải, đường lầy,
giày rách… là tất nhiên.

Khổ là vậy, khổ vì con người, khổ cả vì “Ông cao xanh”, cả hai cái

khổ cùng cộng lại, nhưng kết bài thơ đâu có dừng ở cái khổ, cái chịu đựng
thụ động của người tù mà bộc lộ sự nỗ lực vượt hoàn cảnh, vượt tình thế,
luôn hướng về phía trước:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.