NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 222

chân khả tích (Tấc bóng quý hơn thước ngọc, thật đáng tiếc). Xích bích
thốn âm là Bác mượn thành ngữ Trung Quốc có nghĩa là một thước ngọc
bích không quý bằng một tấc bóng mặt trời: Tấc bóng, tiếc thay, hơn thước
ngọc. Người xưa đo thời gian bằng cách đo bóng của chiếc cọc, tấc bóng
tượng trưng khoảnh khắc ngắn ngủi của thời gian. Sách Hoài Nam Tử ghi:
“Cố thánh nhân bất phí chi bích trọng chốn chi âm, thời nan đắc nhi dị thất
dã (Nên bậc thánh nhân không phí thước ngọc mà xem trọng tấc bóng, vì
thời giờ khó được mà dễ mất). Việt Nam có thành ngữ “Tấc bóng nghìn
vàng” cũng có nội dung như trên.

Tiếc ngày giờ cũng là khao khát tự do cháy bỏng.

Khi đã nghĩ đến tự do, quan tâm đến thời gian mà thời gian thiết thực,

hữu ích lại đang bị bỏ qua trong tình cảnh bị giam hãm, tù túng thì không
thể không phản ứng, không thể không bất bình nên đã dẫn đến câu kết:

Bất tri hà nhật xuất lao lung.

(Chẳng biết ngày nào thoát khỏi vòng lao tù)

Câu thơ Bất tri hà nhật xuất lao lung lấy từ câu thơ trong bài thơ nổi

tiếng Chí thành thông thánh của nhà chí sĩ Phan Chu Trinh làm năm 1905,
nhằm thức tỉnh sĩ phu hưởng ứng phong trào Duy Tân cứu nước. Trong
hoàn cảnh tù đày (cả Phan Chu Trinh và Hồ Chí Minh), những người tù đau
đáu một niềm khao khát thoát khỏi chốn lao tù để tiếp tục sự nghiệp cứu
nước.

Đối với Hồ Chí Minh còn là thể hiện sự bất bình, nhưng theo cách của

Bác, không nỗi đóa, không ồn ào mà điềm tĩnh, tự tin đặt ra câu hỏi với
mình (để tìm cách giải quyết) đồng thời cũng là một thông điệp, một cách
phản ứng đến đối phương buộc phải giải quyết:

Bao giờ thoát khỏi chốn lao lung.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.