Cây cao, chim hót rộn cành tươi;
Người cùng vạn vật đều phơi phới.
Hết khổ là vui vốn lẽ đời.
NAM TRÂN dịch
NGƯỜI CÙNG VẠN VẬT ĐỀU PHƠI PHỚI
Bài thơ mở là quy luật của tự nhiên:
Hết mưa là nắng ửng lên thôi;
và đóng là quy luật của con người, của cuộc đời:
Hết khổ là vui vốn lẽ đời.
nhưng không phải là bài thơ triết lý. Cái thuyết Sự vật vần xoay (Tuần
hoàn luận) không phải là trung tâm cảm hứng của nhà thơ. Cái bao trùm là:
Người cùng vạn vật đều phơi phới
Phơi phới một niềm vui.
Nói sao hết niềm vui phơi phới này. Có hiểu những đêm Bác bâng
khuâng thao thức nhòm qua song cửa sắt nhà tù đợi trời sáng, những đêm
để lòng mình theo vời vợi mảnh trăng thu, những đêm trằn trọc với cánh
sao vàng trong mộng - những đêm không ngủ được nặng trĩu suy tư, mới
thấu hết niềm vui của Bác khi sắp thoát khỏi cảnh Xích với gông, Giam
hãm trong tù ngục. Chính vì thế mà bài thơ Trời hửng rất vui, rất thoáng.
Vui và thoáng ở trong lòng đã toả ra và thấm cả cỏ cây, sông núi ...
Quang cảnh trời hửng choán hết cả bài thơ. Sau cơn mưa, trong chốc
lát vũ trụ đã thay quần áo ướt, muôn dặm núi sông trải chăn gấm ra phơi.