NHẬT KÝ TRONG TÙ VÀ LỜI BÌNH - Trang 269

ánh thiên nhiên cũng biểu hiện tinh thần thép. Điều Bác Hồ mong muốn
Hiện đại thi trung ưng hữu thiết là như vậy. Thơ nay nên như vậy và cần
phải như vậy. Muốn làm được như vậy, Bác đã chỉ ra nhà thơ phải biết
xung phong Thi gia dã yếu hội xung phong.

Phải biết xung phong là một sứ mệnh mới của nhà thơ, Nhà thơ phải

đứng ở mũi nhọn của cuộc sống, đấu tranh, chiến đấu cho chân lý, bảo vệ
và phát huy cái đẹp của cuộc sống; phải ý thức đầy đủ thơ là vũ khí, nhà
thơ là chiến sĩ, thơ phải phụng sự đắc lực cho việc phò chính trừ tà. Phải
biết xung phong không hề đối lập và mâu thuẫn gì với vẻ đẹp thiên nhiên
trong thơ mà còn làm cho thơ hữu ích, gần gũi và có tác dụng tích cực hơn,
mãnh liệt hơn đối với con người và cuộc sống. Hai câu thơ:

Nay ở trong thơ nên có thép,

Nhà thơ cũng phải biết xung phong.

Bác nói về cái cần thiết phải bổ sung cho thơ hiện nay, đồng thời

khẳng định vai trò trách nhiệm của nhà thơ trong cuộc sống là thế.

Bốn câu thơ ngắn gọn, hàm xúc. Hai câu đầu Bác nhận xét về cái vốn

có, đã có của thơ xưa; hai câu sau Bác mong muốn về cái nên có, phải có
của thơ nay. Cái vốn có, đã có và cái nên có, phải có của thơ bổ sung cho
nhau góp phần hoàn chỉnh một quan niệm thơ. Bài thơ Khán “Thiên gia
thi” hữu cảm (Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”) là bài thơ thứ ba trong Ngục
trung nhật ký, sau bài Khai quyển (Mở đầu tập thơ nhật ký) và Bất miên dạ
(Đêm không ngủ) là những bài thơ Bác phát biểu quan niệm của Bác về
thơ.

-----

(1) Bản dịch của Quách Tấn:

Thơ xưa yêu đẹp thiên nhiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.