diệc dĩ thái thậm"
nghĩa là những thứ rau cỏ tạp nhạp có thể họp thành gấm vóc, những kẻ
hay gièm-pha cũng đã quá lắm.
vạn dân tản, vạn dân y: Tản và áo của muôn dân- cũng như câu nói " bách
gia chi sản", nghĩa là của chung mọi nhà- Đây là một lễ chung của dân
huyện Lịch-thành đem tiễn Mai-công.
tạc dạ ghi xương: bởi chữ "minh tâm khắc cốt"
phân bào: chia vạt áo, nói về khi giã nhau mỗi người mỗi nơi.
tử-lý: tử : cây tử (cây lộc vừng), lý: làng . Kinh Thi có câu "duy tang giữ
tử, tất cung kính chỉ," : ví cây dâu với cây tử tự cha mẹ trồng, nên phải
cung kính. Người ta nhân đó mới mượn chữ tang tử để trỏ về quê-hương.
[Back to the top]
ngọc kinh: Kinh-đô nhà vua.
vương-sự: việc nhà vua, việc công.
gia mang: việc riêng bận rộn của tư gia, việc tư.
tràng đình: Mỗi cung đường có một trạm nghỉ chân gọi là đình, nghĩa là
dừng chân . Cung ngắn (5 dặm) gọi là đoản-đình, cung dài (10 dặm) gọi là
trường-đình.
hương thân: Người văn học trong làng, bậc văn thân địa-phương.
kinh quốc: tức kinh-đô, kinh-sư nhà vua.
kià chài sớm nọ cày trưa , gió gần giọng địch, mây xa tiếng tiều.: câu
này tả đủ bốn cảnh : Ngư (chài), canh (cày), mục ( giọng địch), tiều (tiếng
tiều)
hoàng hôn: Hoàng là vàng, hôn là tối, lúc chiều hôm gần tối, mặt trời lặn
còn sót một ánh vàng vàng, nên gọi là hoàng-hôn.
Lư, Hoàng: tức Lư-Kỷ, Hoàng Tung : hai tên gian-thần đối đầu với Mai-
công.
đại-gia: nghĩa đen là cha, tiếng gọi tôn những bậc quan-trưởng cũng như
chữ tướng công hay đại nhân.
[Back to the top]