NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 21

Tư duy về “những kẻ khác”

Olivier Tessier -

Viện Viễn Đông Bác Cổ - Hà Nội

Thực tình là tôi đã không đọc lại tác phẩm Nhiệt đới buồn kể từ những năm

học đại học ở Aix-en-Provence. Đọc cuốn sách ấy hồi bấy giờ đã là một trải
nghiệm có ý nghĩa quyết định đối với việc tôi chọn làm một luận văn tiến sĩ về
nhân học; cũng đồng thời là một bài tập bắt buộc đối với mọi người tập sự vào
nghề dân tộc học mơ tưởng đi đến những vùng xa lạ, và vì lý do gì thì đã quá
rõ! Tác phẩm bắt đầu bằng tuyên bố lạnh lùng và dứt khoát, chắc chắn là câu
nổi tiếng nhất trong toàn bộ nền văn học dân tộc học: Tôi ghét các chuyến viễn
du và các nhà thám hiểm.
(tr. 9)

[1]

Hiểu tính chất quyết liệt của cái câu nói ấy và nghịch lý rõ ràng từ những

truyện kể về những chuyến du khảo của chính mình, bằng những đoạn viết liên
tục suốt tác phẩm, Claude Lévi-Strauss giải thích vì sao ông khinh ghét các du
ký và cái lối dựng cảnh đầy chất sân khấu trong đó “các dân tộc man dã” được
dùng làm nền, như một thứ trang trí điện ảnh, cho những cuộc phiêu lưu của
nhà thám hiểm: “Từ đó mà tôi hiểu ra cái mê muội, nỗi cuồng loạn, sự lừa bịp
của các du ký. Chúng mang lại ảo tưởng về những gì không còn tồn tại nữa và
lẽ ra thì phải còn tồn tại, để cho chúng ta thoát ra khỏi cái thực tại nặng nề là
hai mươi nghìn năm lịch sử đã trôi qua.
[…]” (tr. 36-37). Công việc dân tộc
học phải là đối nghịch của cái thứ giả-khoa học ấy, trong đó “Công cuộc thám
hiểm không phải là một chuyến đi, mà là một cuộc đào xới: chỉ một sự việc
thoáng qua, một góc nhỏ cảnh quan, một suy tư bắt được bất ngờ cho phép ta
hiểu ra và giải thích được những chân trời chừng thật khô cằn.
” (tr.48)

Được học về triết học và luật học, Claude Lévi-Strauss khi đang dạy triết

học ở một trường trung học tỉnh lẻ thì được mời tham gia một phái đoàn đại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.