NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 22

học ở Brésil với tư cách là giáo sư trường Đại học São Paulo (1935-1938).
Chính trong thời gian đó, ông đã tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu dân tộc học
ở vùng Mato Grosso rồi ở vùng Amazone, mà các truyện kể về diễn tiến nhiều
khi đầy xáo động và những trình bày về một số kết quả, là phần trung tâm của
tác phẩm Nhiệt đới buồn. Sau khi được giải ngũ vào năm 1940, ông trốn khỏi
nước Pháp để thoát sự truy đuổi điên cuồng của bọn phát xít vốn đang được
các đạo luật chống Do Thái của chính phủ Vichy hăng hái tiếp ứng. Thời gian
sống ở New York, nơi ông dạy tại trường New School for Social Research và
Trường Cao đẳng Tự do, đánh dấu sâu sắc một bước ngoặt trong hành trình tư
tưởng của ông, cả bằng những mối quan hệ của ông với các nhà khoa học ưu tú
lẫn cuộc gặp gỡ của ông với những nền văn hóa đang hấp hối hay đã biến mất -
văn hóa Anh-điêng-Mỹ. Chính tại đây, qua tiếp xúc với các nhà ngôn ngữ học
và đặc biệt với phương pháp ngữ âm học của N. Troubetzkoy và R. Jackson
những người mà ông kết bạn, ông đã tìm ra cảm hứng của mình: nghiên cứu
không phải các yếu tố văn hóa hữu thức nữa, mà là các hạ tầng vô thức của
chúng; thiết lập các liên hệ giữa những yếu tố văn hóa cô lập để tái lập các hệ
thống phức tạp và muốn làm được điều đó, phải phân tích vị trí tương đối đối
với nhau của các yếu tố ấy và những tác động qua lại thống nhất hay đối lập
chúng, để cuối cùng làm toát ra những quy tắc cấu trúc riêng của các hệ thống
tư duy đó.

Cũng chính trong thời gian sống ở Hoa Kỳ, từ năm 1945 đến năm 1948 với

tư cách là tùy viên văn hóa của Sứ quán Pháp ở Washington, ông đã viết công
trình sáng rỡ và kỳ lạ, tác phẩm Cấu trúc sơ đẳng của quan hệ họ hàng, đó là
thời khắc khai sinh ra hiện tượng mà về sau này được gọi là khoa nhân học cấu
trúc. Thoạt tiên được bảo vệ như một luận án tiến sĩ (1948), tác phẩm được
xuất bản năm 1949, đã đảo lộn một cách căn bản lý thuyết về quan hệ họ hàng
cho đến lúc bấy giờ vẫn bị chế ngự bởi khoa nhân học anglo-saxon coi định đề
quan hệ về dòng máu là nguyên lý cấu trúc: “Hai con người là có họ hàng với
nhau (hay cùng dòng máu) nếu giữa họ có một trong hai mối quan hệ sau đây:
hoặc người này
là hậu duệ của người kia, hoặc cả hai đều là hậu duệ của một
tổ tiên chung.
[…] Như vậy quan hệ họ hàng dựa trên quan hệ dòng máu và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.