NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 28

cùng, là tính nhân văn. Ta những muốn tiếp tục các suy nghĩ này của ông mà
nhấn mạnh rằng tiến trình bi thảm đó đã tăng tốc từ năm mươi năm nay: khắp
nơi trên hành tinh, các dân tộc bản địa thiểu số hoặc bị lôi kéo vào một chu kỳ
suy thoái về xã hội và văn hóa không thể đảo ngược bắt đầu từ thời kỳ thực
dân, sự tan rã tất yếu sẽ đưa họ đến chỗ bị thải loại như là thực thể con người
đặc biệt, hoặc được “folklor hóa” và “hàng hóa hóa”, được lưu giữ trong trạng
thái bảo tàng, để cuối cùng tạo ra một cái vỏ rỗng thực chất và ý nghĩa, giống
như một trái quả quá đẹp mà người ta đã khoét hết ruột chỉ còn lại lớp da bên
ngoài. Có phải dân tộc học sẽ bị biến mất vì không còn có thực địa để mà khai
phá, trở thành một khoa học không có đối tượng giống như một loại tử ngữ mà
người ta cố sức hồi sinh? Claude Lévi-Strauss đã đặt câu hỏi ấy ngay từ khóa
giảng đầu tiên của ông ở Collège de France năm 1959-1960.

Câu trả lời hay đúng hơn những câu trả lời vào cuối những năm 50 đã tiên

đoán sự phát triển của ngành khoa học này trong phần nửa thứ hai của thế kỷ
XX. Trước hết, ông nhận ra rằng công việc thực hành trên thực địa của dân tộc
học truyền thống, chuyên chú vào quan sát trực tiếp và điều tra bằng lời, và
dựa trên một lối tiếp cận theo thống kê để tìm hiểu các xã hội gọi là “nguyên
thủy” và không có chữ viết, đã suy thoái và điều đó là do hai nguyên nhân.
Chúng ta đã nói đến nguyên nhân thứ nhất: các dân tộc bản địa tàn lụi và biến
mất theo một nhịp độ kinh hoàng, như 90 bộ lạc đã biến mất ở Brésil từ những
năm 1900 đến 1950 kéo theo sự biến mất của 15 ngôn ngữ. Nguyên nhân thứ
hai thật đáng kinh ngạc: ở vùng Trung Mỹ, ở châu Phi và châu Á, các dân tộc
biểu lộ một thái độ bất dung ngày càng cao đối với công việc điều tra dân tộc
học. Thái độ từ chối mang tính đạo đức này là do sự mất cân bằng mà khoa
dân tộc học khiến cho nó kéo dài, dù là ngoài ý muốn, giữa người đi điều tra và
kẻ bị điều tra: Trong khi muốn làm kẻ tôn vinh tính đa dạng của nhân quần như
ta có thể mong ước, nhà dân tộc học bị các dân tộc này coi như là kẻ bảo vệ
một tình trạng bất công không thể chịu đựng nổi nối dài sự bất công đã được
chính bản chất của quan hệ thực dân tạo nên. Nhưng đối với Claude Lévi-
Strauss, ngay cả trong những điều kiện đó, khoa dân tộc học truyền thống “vẫn
phải đeo đuổi chắc chắn là trong nhiều thế kỷ công việc khai thác cái khối
khổng lồ những tư liệu đã tích lũy được”.
(Lévi-Strauss C., 1984; 21).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.