NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 26

vốn xác định tính chất riêng biệt của các khái niệm dân tộc học, lại cũng đồng
thời tạo nên một cách nghịch lý những giới hạn tối đa của việc thực hành công
tác này. Ngoài những hạn chế do các điều kiện vật chất đặc biệt đối với công
tác thực địa và việc một số nhóm người từ chối để cho người ta “nghiên cứu
dân tộc học về mình” (xem ở sau), Claude Lévi-Strauss khám phá một cách
không che giấu giới hạn cái nhìn của nhà dân tộc học, nghĩa là khả năng của
anh ta trong việc xếp hạng ngay tại chỗ giá trị chỉ dấu và có ý nghĩa của các vật
liệu cần sưu tập, năng lực thâm nhập được vào một thế giới tinh thần vốn xa lạ
với anh ta và cũng tức là nhận dạng và gọi đúng tên các mánh nhỏ của một nền
văn hóa khớp nối với nhau trong một tổng thể không thể chia tách. Chính vì
vậy mà để khép lại các cuộc khảo sát thực địa ở Brésil, ông đã nhắc đến trường
hợp thật bối rối của các nhóm người Mundé, và cuộc sưu tầm vội vã ngữ pháp
của họ mà cấu trúc tượng trưng chứa đựng ngay chính trong các từ ngữ của nó
cả một thế giới những quan hệ họ hàng, những màu sắc và những đường nét.
Đối mặt với bí ẩn ấy, với thứ ngôn ngữ không thể nắm bắt ấy, ông chỉ có thể
nhận ra sự bất lực của mình “Tôi đã chạm đến chúng, tôi không thể hiểu được
chúng”
(Do Imbert dẫn lại, 2008: 91).

Là giáo sư ở Collège de France, giảng viên khoa nhân học xã hội từ năm

1959 đến 1982, được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp năm 1973, Claude Lévi-
Strauss không ngừng mở rộng phương pháp cấu trúc luận của ông ra nhiều lĩnh
vực ngoài vấn đề quan hệ họ hàng, đặc biệt trong phân tích các huyền thoại và
tư duy biểu tượng, như ta thấy trong sự nghiệp sáng tạo khoa học đầy ấn tượng
của ông. Giả thuyết ẩn ngầm dắt dẫn ông là cấu trúc của các hệ thống biểu
tượng cuối cùng lại đưa trở về những ứng xử phổ quát, tự chúng lại gắn với các
quy luậ động vô thức của trí óc. Đương nhiên ở đây không thể có tham vọng
tổng hợp toàn bộ sự nghiệp mênh mông của Claude Lévi-Strauss, tôi tất sẽ bất
lực thôi, tôi chỉ đơn giản muốn nhấn mạnh rằng phân tích cấu trúc vừa là câu
hỏi về sự tồn tại của một nền tảng chung cho toàn thể nhân loại, nói cách khác
là cơ sở của một logic khởi nguyên sản sinh ra một sự đa dạng văn hóa không
cùng, đồng thời là một gợi mở có ý nghĩa phương pháp luận và đầy tính phát
hiện quyết định cho nghiên cứu nhân học. Tham vọng ban đầu của Claude
Lévi-Strauss là đưa vào trong nghiên cứu các sự kiện xã hội một sự chặt chẽ có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.