NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 25

đen của Joseph Conrad. Tôi muốn đọc thấy ở đây câu chuyện về một cuộc lang
thang của một trí tuệ thiên tài mời gọi ta tham gia vào một hành trình thật sự
khai mở trong việc tư duy về “những kẻ khác” bằng cách mô tả, chẳng hạn, sự
đa dạng không cùng của các mối quan hệ có thể có giữa con người với thiên
nhiên, đồng thời đưa ra một phán xét không tha thứ đối với những tàn phá do
tình trạng nô lệ hóa của chủ nghĩa thực dân ở Ấn Độ và sự đồng nhất hóa về
văn hóa do phương Tây áp đặt. Bạn đọc sẽ tha hồ đi theo hành trình do tác giả
đề nghị và đôi khi lạc lối trong đó, để rồi những cuộc đi-về bất tận trong thời
gian và không gian cuối cùng sẽ tạo ra một nơi giao hội của những con đường
mòn mà chúng ta đã ngỡ là chẳng có lối ra.

Từ cuộc đắm mình này trong những khúc đường quanh co của tư duy và ký

ức của Claude Lévi-Strauss, sau hai mươi năm thực hiện những cuộc khảo sát
thực địa của ông ở Brésil, tôi xin được dừng lại ở đây trên một khía cạnh đặc
biệt, liên quan đến nghề nghiệp của nhà dân tộc học, hay đúng hơn, đến đối
tượng của anh ta. Trong “Lời tựa viết cho các tác phẩm của Marcel Mauss”,
Claude Lévi-Strauss định nghĩa ngành khoa học này như sau: mục tiêu của
khoa dân tộc học là “tìm hiểu những cấu trúc tinh thần vô thức mà ta có thể
đạt đến được qua các thiết chế và còn hơn thế nữa trong ngôn ngữ
”, qua đó
thấu hiểu được sự đa dạng và vẻ bên ngoài lộn xộn của các hình thức. Định
nghĩa này nhắc lại một cách thể hiện đã từng được đưa ra trong bài viết “Lịch
sử và dân tộc học” đăng ở Tạp chí Siêu hình học và Đạo đức học, năm 1949,
nhấn mạnh đến tính chất bổ sung lẫn nhau giữa hai ngành khoa học này, “lịch
sử tổ chức các dữ liệu của nó trong tương quan với những thể hiện hữu thức,
dân tộc học thì là với các thiết chế vô thức của đời sống xã hội”
. Sức gợi cảm
mạnh mẽ của những mô tả dân tộc học được trình bày trong Nhiệt đới
buồn
minh chứng cho định nghĩa thực dụng này, dù đó là cách cắt nghĩa các
hình vẽ hay xăm trên cơ thể cũng như bao nhiêu biểu hiện tượng trưng và
mang tính vũ trụ chi phối cách tổ chức xã hội và hệ thống tôn ti của các xã hội
Caduveo hay Bororo, cách bố trí không gian với các ngôi nhà theo hình vòng
tròn trong làng Kejera (Bororo) được cắt đôi bởi một đường kính lý thuyết chia
cư dân thành hai nửa riêng biệt là đối tác của các cuộc trao đổi hôn nhân và
nhiều cống nạp khác, v.v. Nhưng chủ nghĩa kinh nghiệm của công tác thực địa,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.