NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 29

Phần lớn nhất trong các bài giảng của ông sau đó tập trung vào sự phát triển

thiết yếu của ngành này, việc cải tiến các mục tiêu nghiên cứu và các phương
pháp của nó, sự mở rộng của nó hướng về những cách thức tiếp cận khác
mangnh liên ngành hơn. Nếu ta có thể trình bày ở đây những con đường ông
đã tính đến, thì cần chú ý là sự chuyển động đó hiện đang diễn ra: những đối
kháng giữa các xã hội có Nhà nước với những xã hội không có Nhà nước, có
chữ viết với theo truyền thống truyền khẩu, xã hội dựa trên chế độ lịch sử hay
trên quy chế cá nhân phục tùng đối với toàn xã hội không còn có giá trị loại
hình học nữa, nghĩa là ngày nay những xã hội đó không còn đối lập như những
tiêu chí của sự khác biệt về khu vực văn hóa và địa lý. Khoa nhân học xã hội
ngày càng quan tâm hơn đến các xã hội phức hợp, ở phương Tây hay không ở
đó, bằng cách đa dạng hóa các lĩnh vực nghiên cứu của nó: nhân học về sức
khỏe, dân tộc học thực vật, dân tộc học khoa học, dân tộc học âm nhạc, dân tộc
học tâm thần, nhân học về luật, nhân học kinh tế, v.v. Chính trên âm điệu lạc
quan đó mà chúng ta mong muốn kết thúc bài viết này, và dành lời cho Claude
Lévi-Strauss như ông đã tuyên bố trong kết luận ở bài giảng của ông đã được
nhắc đến trên kia:”Như là một khoa học “nằm giữa các khe hở”, nhằm khám
phá cái đường viền nhỏ luôn di động ấy chia cách cái khả thể với cái bất khả
thể, khoa dân tộc học sẽ còn tồn tại cho đến khi nào nhân loại vẫn còn, và theo
nghĩa đó, nó là vĩnh cửu
[…] sự đa dạng có thật của các xã hội con người đã
cung cấp cho suy tư dân tộc học một thứ bậc cấp. Tùy thuộc ở việc nó nhằm
đúng cái đích đến với một cái nhìn vững tin để không đánh mất đà tiến lên của
mình nếu một ngày nào đó có thiếu mất đi cái giá đỡ ấy”.
(Lévi-Strauss C.,
1984; 36).

Nguyên Ngọc dịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.