NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 284

vuốt ve đám trẻ vị thành niên được giám hộ của mình trong khoảng thời gian
giữa hai bài học chữ cái.

Thái độ suồng sã này đối với cái siêu nhiên càng khiến tôi ngạc nhiên do

cuộc tiếp xúc duy nhất của tôi với tôn giáo thuộc mãi thời một tuổi thơ không
tín ngưỡng, lúc tôi ở nhà ông nội tôi, vốn là pháp sư đạo Do Thái ở Versailles,
hồi Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Ngôi nhà, dính liền với nhà thờ, được nối
thông bởi một oạn hành lang bên trong dài mà mỗi lần liều lĩnh đi qua hành
lang không khỏi gây một cảm giác kinh hãi, chỉ riêng nó đã tạo thành một
đường ranh không thể vượt qua giữa thế giới trần tục và cái thế giới thiếu vắng
chính cái hơi ấm của con người, vốn là một điều kiện tiên quyết để cảm nhận
cái linh thiêng. Ngoài những giờ cúng lễ, ngôi nhà thờ trống trơn và thời gian
có việc của nó không đủ dài cũng không đủ nồng nhiệt để có thể lấp đầy trạng
thái cô quạnh có vẻ là tự nhiên của nó mà những buổi cúng tế đã khuấy động
một cách không phải phép. Việc cúng lễ của gia đình cũng chịu cảnh khô khan
như vậy. Ngoài lời cậu nguyện không thành tiếng của ông tôi trước mỗi bữa
ăn, chẳng gì báo cho bọn trẻ biết chúng bị sống trong sự áp đặt phải thừa nhận
một sức mạnh ở trên cao kia, nếu không phải là một băng rôn bằng giấy dán
trên tường phòng ăn, với dòng chữ: “Hãy nhai thức ăn cho kỹ, sự tiêu hóa tùy
thuộc vào việc đó.”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.