NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 391

Quan điểm của nhóm người đối với quyền lực là như vậy. Còn bây giờ, thái

độ của chính thủ lĩnh đối với chức trách của ông ta là như thế nào? Những
động cơ nào đã thúc đẩy ông ta chấp nhận một gánh nặng không phải lúc nào
cũng thích thú? Viên thủ lĩnh Nambikwara thấy mình bị áp đặt một vai trò khó
khăn: ông phải tiêu tốn nhiều thứ để duy trì chỗ đứng của mình. Hơn nữa, ông
không thường xuyên cải thiện được vị trí, ông có nguy cơ mất hết những gì đã
phải mất nhiều tháng hay nhiều năm mới giành được. Điều này giải thích vì
sao nhiều người đàn ông đã né tránh quyền lực. Nhưng tại sao những người
khác lại chấp nhận và thậm chí tìm kiếm quyền lực? Bao giờ cũng khó xét
đoán các động cơ tâm lý, và công việc ấy gần như bất khả thi đứng trước một
nền văn hóa khác biệt với nền văn hóa của chúng ta. Tuy nhiên, có thể nói rằng
đặc quyền của chế độ đa thê, dù có hấp dẫn về mặt tình dục, tình cảm hay xã
hội bao nhiêu, cũng không đủ để gây nên một khuynh hướng. Hôn nhân đa thê
là một điều kiện kỹ thuật của quyền lực; dưới gócộ của những thỏa mãn thầm
kín, nó chỉ có thể có một ý nghĩa thứ yếu. Ở đây hẳn phải có thêm điều gì đó;
khi cố nhớ lại những đặc điểm đạo đức và tâm lý của một số thủ lĩnh
Nambikwara, và khi cố nắm bắt những sắc thái thoáng qua khác nhau trong cá
tính của họ (vượt ra khỏi sự phân tích khoa học, nhưng lại có một giá trị cảm
nhận trực giác về sự thông lưu giữa con người với nhau và về kinh nghiệm của
tình bạn) ta sẽ thấy được dẫn dắt, không sao cưỡng lại nổi, tới kết luận sau đây:
sở dĩ có những thủ linh là vì trong bất kì nhóm con người nào cũng có những
người đàn ông, khác với các bạn của họ, thích có được uy thế cho chính mình,
tự thấy bị thu hút vì các trách nhiệm, và đối với họ, gánh nặng của các sự vụ
công cộng mang tới cùng với nó phần thưởng của nó. Những sự khác biệt có
tính cá nhân đó chắc chắn được phát triển và được sử dụng bởi những nền văn
hóa khác nhau và trong một mức độ không giống nhau. Nhưng sự tồn tại của
những sự khác biệt đó trong một xã hội rất ít bị tác động bởi tinh thần đua
tranh như xã hội Nambikwara, cho thấy nguồn gốc của chúng không hoàn toàn
mang tính xã hội. Đúng hơn chúng là một bộ phận của những chất liệu tâm lý
thô từ đó tất cả các xã hội được tạo dựng. Không phải mọi người đàn ông đều
giống nhau, và cả trong những bộ lạc nguyên thủy mà xã hội học mô tả như bị
đè bẹp bởi một truyền thống toàn quyền, những khác biệt các nhân đó vẫn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.