NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 392

được nhận thức với tất cả sự tinh tế, và được khai thác vô cùng cần mẫn, chẳng
thua gì trong nền văn minh được gọi là “cá nhân chủ nghĩa” của chúng ta”.

Dưới một hình thức khác, đây đúng là “điều thần kỳ” mà Leibniz

[88]

nhắc tới

khi nói về những người man dã châu Mỹ mà các tập tục, do những nhà du hành
xưa mô tả, đã dạy cho ông biết: “Đừng bao giờ coi các giả thiết của môn triết
học chính trị là những chứng minh”. Còn phần tôi, tôi đã đi tới tận cùng thế
giới để tìm cái mà Rousseau gọi là “những tiến bộ gần như không thể nhận ra
được của những buổi khởi đầu. Sau tấm màn những luật lệ quá ư thông thái
của người Caduveo và người Bororo, tôi đã theo đuổi cuộc thu nhập của mình
về một trạng thái - vẫn là Rousseau nói - “đã không còn tồn tại, có lẽ đã không
hề tồn tại, và hẳn sẽ không bao giờ tồn tại, song vẫn cần có những khái niệm
đúng về nó để xét đoán đúng trạng thái của chúng ta ngày nay”. May mắn hơn
ông, tôi nghĩ mình đã phát hiện ra nó trong một xã hội đang hấp hối, nhưng sẽ
là vô ích khi hỏi tôi đấy có phải là một tàn tích hay không: là cổ truyền hay là
thoái hóa, dù sao nó cũng trưng ra trước mắt tôi một trong những hình thái tổ
chức xã hội và chính trị nghèo nàn nhất có thể khái niệm được. Tôi không cần
chú ý đến lịch sử đặc biệt đã duy trì nó trong những điều kiện sơ khai đó hay,
dường như đúng hơn, đã đưa nó tới chỗ đó. Tôi chỉ cần khảo sát cuộc thực
nghiệm xã hội học đang diễn ra trước mắt tôi.

Nhưng chính nó lẩn tránh. Tôi đã tìm kiếm một xã hội ở bước thể hiện đơn

giản nhất của nó. Xã hội của người Nambikwara nằm ở điểm tại đó tôi chỉ tìm
thấy những con người.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.