NHIỆT ĐỚI BUỒN - Trang 84

Mối thân tình lâu dài đối với môn dân tộc học Anh - Mỹ của tôi đã bắt đầu

như vậy đó, được nối kết từ việc đọc sách và được duy trì về sau nhờ những
cuộc tiếp xúc cá nhân, rồi sẽ tạo cơ hội cho những hiểu lầm thật nghiêm trọng.
Trước tiên ở Brésil, nơi mà các thầy ở Viện Đại học trông chờ tôi sẽ góp sức
giảng dạy một môn xã hội học theo trường phái Durkheim mà họ đang hướng
tới do sự thúc đẩy của truyền thống thực chứng chủ nghĩa rất sâu đậm ở Nam
Mỹ, và mối bận tâm cung cấp một cơ sở triết học cho chủ nghĩa tự do ôn hòa
vốn là vũ khí tư tưởng quen thuộc của những người theo phái tập đoàn trị
chống lại quyền lực cá nhân. Tôi đến nơi trong trạng thái nổi loạn công khai
chống lại Durkheim và chống lại mọi ý định sử dụng xã hội học vào những
mục đích siêu hình học. Chắc chắn không à vào lúc tôi gắng hết sức để tìm
cách mở rộng chân trời của mình mà tôi lại đi giúp người ta khôi phục những
tường thành cũ. Kể từ lúc đó tôi đã bị phê phán nhiều là đã quá sa vào một sự
phục tùng nào đó tôi chẳng hiểu được đối với các tư tưởng anglo - saxon. Thật
là ngớ ngẩn! Ngoài việc đến giờ phút này chắc chắn tôi còn trung thành hơn
bất kỳ ai khác đối với truyền thống Durkheim - ở nước ngoài người ta đã
không lầm về chuyện này - những tác giả mà tôi rất muốn nói lớn lên về lòng
biết ơn của mình: Lowie, Krocher, Boas, tôi thấy họ cách xa tới mức tối đa cái
thứ triết học Mỹ theo kiểu của James hay của Dewey (và bây giờ là cái gọi là
chủ nghĩa thực chứng - logic) vốn đã lỗi thời từ lâu. Là những người sinh ra ở
châu Âu, bản thân được đào tạo ở châu Âu hay do các thầy người châu Âu, họ
đại diện cho một cái hoàn toàn khác: một hợp đề phản ánh, trên bình diện tri
thức, cái hợp đề mà bốn thế kỷ trước đây Colomb đã cung cấp cơ hội khách
quan; lần này, giữa một phương pháp khoa học cường tráng và mảnh đất thực
nghiệm độc nhất được cung cấp bởi Tân Thế giới, vào một thời điểm khi có thể
tận dụng những thư viện tốt nhất, người ta có thể rời khỏi trường đại học của
mình và đi tới môi trường thổ dân cũng dễ dàng như chúng ta đi tới xứ Basque
hay tới Côte d’ Azur

[28]

vậy. Không phải là tôi ca ngợi một truyền thống tri thức

mà là ca ngợi một tình thế lịch sử. Chỉ cần nghĩ đặc quyền đến được những dân
tộc còn trinh khôi đối với mọi nghiên cứu nghiêm chỉnh và được bảo tồn khá
đủ nhờ cái khoảng thời gian thật ngn kể từ lúc bắt đầu việc tiến hành hủy diệt
họ. Một giai thoại giúp ta hiểu rõ điều này: một người Anh-điêng duy nhất
thoát khỏi một cách kỳ diệu cuộc tiêu diệt các bộ lạc còn man di vùng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.