cả các sự việc vẫn diễn ra, cho dù chúng ta thiếu một tí chút và chúng mãi
mãi bị hỏng... Tất cả những lời mà lẽ ra chúng ta phải nói, những động tác
mà đáng ra chúng ta phải làm, những thời cơ sáng chói đã xuất hiện vào
một ngày nào đó, nhưng chúng ta không biết nắm bắt lấy và chúng mãi mãi
bị chìm sâu trong hư hỏng... Thất bại chỉ do khoảng cách gần bằng ngón
tay cái... Nhưng đặc biệt, có một ý nghĩ khác hiện ra trong đầu tôi, nhờ các
“nơron gương”. Một ý nghĩ làm tôi lúng túng, và chắc chắn hơi giống
phong cách của Proust (điều này làm tôi bực mình). Liệu văn học có phải là
chiếc tivi mà người ta nhìn vào để kích hoạt các nơron gương và tạo cho
mình những cơn rùng mình vì hành động mà không tốn mấy công sức
không? Và, nếu tồi tệ hơn nữa, liệu văn học có phải là chiếc tivi chiếu cho
người ta xem tất cả những cái mà người ta không đạt được không?
Xin chào vận động viên của thế giới! Lẽ ra đó phải là sự hoàn hảo,
nhưng thực tế lại là thảm họa. Lẽ ra nó phải thực sự xảy ra, nhưng thực tế
lại vẫn là sự vui sướng được ngoài khác chuyển cho.
Vậy thì tôi hỏi các bạn điều này: tại sao phải ở lại thế giới này?