nghĩ tới Lucien, cuối cùng, bởi sự ý nhị không cho phép ngờ vực để không
làm xúc phạm những người đã khuất.
Vì thế, tôi không nói:
- Không có gì.
Mà nói:
- Ông biết đấy... mọi thứ đều có lúc của nó.
Câu này nghe giống như một câu tục ngữ dân gian, mặc dù đó cũng là
lời mà nguyên soái Kutuzov, trong tác phẩm Chiến tranh và hòa bình, nói
với công tước Andrei. Người ta chẳng đã trách cứ tôi khá nhiều, cả vì
chiến tranh, cả vì hòa bình... Nhưng mọi thứ đều có lúc của nó... Mọi thứ
đều đến đúng lúc của nó cho người nào biết chờ đợi...
Tôi rất muốn trả giá đắt để đọc câu này trong nguyên bản. Điều luôn
làm tôi thích thú trong đoạn này chính là chỗ ngắt, sự cân bằng của chiến
tranh và hòa bình, sự tràn lên rồi lại trút xuống trong câu nói, giống như
thủy triều trên bãi cát mang đến rồi lại mang đi sản vật của đại dương. Liệu
có phải là sáng tạo của người dịch không, khi tô điểm một văn phong Nga
rất đúng mực - người ta đã trách cứ tôi khá nhiều vì chiến tranh và vì hòa
bình - và trong câu nói trơn tru không bị bất cứ một dấu phẩy nào làm ngắt
quãng, đưa những suy nghĩ về biển của tôi đến chương về những việc làm
ngông cuồng vô căn cứ, hay đó là chính cốt lõi của đoạn văn tuyệt vời mà
cho đến tận hôm nay vẫn khiến tôi rơi nước mắt vì sung sướng?
Chabrot khẽ gật đầu rồi quay đi.
Phần còn lại của buổi sáng trôi đi trong sự rầu rĩ. Tôi không có tí thiện
cảm nào với ông Arthens sau khi ông ta mất, nhưng tôi lê bước như một