lông nào đó không nhìn thấy được (những sợi lông nhìn thấy được lại
không có). Tôi không biết tại sao, nhưng tôi thấy điều này rất hợp lý với
chuyện tình dục của ong chúa.
Nhưng thật điên rồ khi con người giải thích hiện tượng tự nhiên và cho
rằng có thể tránh được nó. Chị Colombe kể câu chuyện theo cách đó, bởi vì
chị ấy nghĩ chuyện này không liên quan đến mình. Chị ấy chế giễu trò vui
sướng khốn khổ của ong đực, bời vì tin rằng mình không chung số phận với
nó. Còn tôi, tôi chẳng thấy có gì gây sốc hay phóng đãng trong hành động
bay giao phối của ong chúa và trong số phận của các ong đực vì tôi cảm
thấy mình cực kì giống những con vật đó, mặc dù tôi có những tập quán
khác. Sống, ăn uống, sinh con, thực hiện nhiệm vụ mà vì nó con người ta
được sinh ra, rồi chết: điều này chẳng có ý nghĩa gì cả, đúng thế, nhưng
mọi việc là như vậy. Thái độ ngạo mạn của con người khi nghĩ rằng họ có
thể ép buộc thiên nhiên, không chịu chung số phận với những sinh vật bé
nhỏ… và sự mù quáng của họ đối với tính chất tàn bạo hay bạo lực trong
cách sống, yêu, sinh đẻ và gây chiến tranh với đồng loại của chính họ…
Tôi cho rằng chỉ cần làm một việc suy nhất: tìm ra nhiệm vụ mà vì nó
chúng ta được sinh ra, rồi thực hiện nó tốt nhất trong khả năng của mình,
bằng tất cả sức lực của mình, đừng làm phức tạp vấn đề và đừng nghĩ rằng
có gì đó thần thánh trong bản chất động vật của chúng ta. Chỉ như thế
chúng ta mối có cảm giác đang làm việc gì đó mang tính xây dựng ở thời
điểm cái chết mang chúng ta đi. Tự do, quyết định, ý chí, tất cả đều là
những điều hão huyền. Chúng ta cho rằng mình có thể làm được mật mà
không chịu chung số phận với loài ong; nhưng chúng ta cũng chỉ là những
con ong đáng thương được sinh ra để thực hiện nhiệm vụ của mình rồi phải
chết.