thể là một quy trình phá sản nào đó. Điều này sẽ làm tổn hại đến quy tắc tín
dụng quốc tế vì, ngược lại với các con nợ doanh nghiệp, các chính phủ vay
nợ không có tài sản thế chấp hữu hình nào; vật thế chấp duy nhất cho các
chủ nợ là hình phạt mà con nợ phải chịu nếu nó vỡ nợ. Đó là lý do tại sao
khu vực tư nhân lại kịch liệt phản đối bất cứ một biện pháp xoa dịu hình
phạt nào cho các con nợ, dù đó là các điều khoản hành động tập thể trong
các trái phiếu chính phủ hay là việc IMF “cho khu vực nợ tồn đọng vay”.
Điều khoản hành động tập thể cho phép đa số các trái chủ thắng thiểu số
bất đồng ý kiến về việc tái sắp xếp nợ. Cho khu vực nợ tồn đọng vay là một
nguyên tắc được đưa ra từ thời khủng hoảng thị trường mới nổi, trong đó
IMF cho vay các quốc gia chưa trả hết nợ cho các trái chủ. Cả hai hành
động này đều nhằm hạn chế rủi ro đạo đức, thông qua kêu gọi sự hỗ trợ từ
khu vực tư nhân thay vì tiến hành giải cứu. Argentina đã khắc phục được
rủi ro đạo đức này, nhưng nó vẫn là một minh chứng cho hậu quả tàn phá
của tình trạng hỗn loạn do vỡ nợ.
Dù thủ tục phá sản quốc tế có được đưa ra hay không, người ta cũng
không thể bỏ qua việc thiếu vốn khả dụng ở các thị trường mới nổi, và
những biện pháp hỗ trợ tín dụng tôi đã đề xuất sẽ phải được xem xét. Do
vậy, cuộc khủng hoảng Argentina có thể là chất xúc tác giúp cho cấu trúc
tài chính mới do tôi đề xuất trở thành hiện thực. Cấu trúc này sẽ khác với
tình trạng hiện tại ở điểm nó đưa ra nhiều hình thức khuyến khích các quốc
gia có chính sách đúng đắn.
Như tôi đã đề cập, quyết định yếu tố cấu thành một chính sách đúng đắn
là thử thách cam go nhất. Cuộc khủng hoảng tại Argentina là một ví dụ
điển hình. Nhìn chung, Argentina đã thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
phù hợp với tính nhất quán của IMF. Bất ổn bắt nguồn từ hệ thống bản vị
tiền tệ được IMF thông qua lúc thành lập nhưng sau đó lại dẫn đến tình
trạng tiền tệ không đồng bộ. Vì vậy cần có sự tái đồng bộ tiền tệ, nhưng
chính phủ Argentina và đa phần công chúng đã quá quen với hệ thống bản
vị tiền tệ: Họ quyết tâm không quay trở lại tỷ giá thả nổi đã từng đẩy