NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 123

hoàn hảo. Sự hoàn hảo nằm ngoài tầm với của chúng ta; chúng ta phải tự
hài lòng với một xã hội không hoàn hảo luôn hướng tới sự hoàn thiện. Việc
chấp nhận sự không hoàn hảo đi đôi với việc liên tục hoàn thiện và sẵn
sàng đưa ra những phê bình đánh giá chính là các nguyên tắc dẫn đường
của một xã hội mở. Những nguyên tắc này cho thấy rằng những gì có thực
chưa chắc đã có lý - nghĩa là chế độ thống trị rất có thể không hoàn thiện,
do đó cần phải cải tổ; và những gì có lý chưa chắc có thể đạt được - nghĩa
là việc hoàn thiện phải dựa trên những gì đang có trong tầm tay, chứ không
phải dựa trên sự hợp lý trừu tượng.

Các nguyên tắc của xã hội mở thể hiện qua hình thức một nhà nước dân

chủ với nền kinh tế thị trường. Nhưng quá trình áp dụng những nguyên tắc
này trên phạm vi toàn cầu vấp phải một chướng ngại dường như không thể
vượt qua: đó là chủ quyền quốc gia.

Chủ quyền quốc gia là một khái niệm lỗi thời. Nó bắt nguồn từ Hiệp ước

Westphalia (1648) được ký kết sau 30 năm chiến tranh tôn giáo. Hiệp ước
này khẳng định rằng hoàng đế có thể quyết định tín ngưỡng cho các thần
dân:cuius regio eius religio. Khi nhân dân nổi dậy chống chính quyền trong
cuộc Cách mạng Pháp, họ đã thâu tóm luôn quyền lực của hoàng đế. Đó là
cách thức các nhà nước hiện đại ra đời, trong đó chủ quyền thuộc về bình
đẳng. Kể từ đó, giữa nhà nước và các nguyên tắc chung về tự do, công
bằng, và bác ái luôn nảy sinh căng thẳng.

Có thể lỗi thời nhưng khái niệm chủ quyền vẫn là cơ sở của quan hệ

quốc tế. Phải chấp nhận nó là khởi điểm của một xã hội mở toàn cầu. Các
quốc gia có thể phải từ bỏ phần nào chủ quyền quốc gia trong các hiệp ước
quốc tế. Các nước thành viên EU đã đi khá xa trong việc từ bỏ chủ quyền
của mình. Tương lai của EU sẽ cho thấy nó có thể tiến bao xa trên con
đường này.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.