chiếm 0.1% GDP Mỹ, so với 3% khi Chương trình Marshall mới được bắt
đầu. Tiến trình viện trợ nước ngoài tính theo phần trăm GDP không cho
thấy một bức tranh đẹp (xem biểu đồ 1).
Ngăn chặn khủng hoảng với động cơ tích cực được khuyến khích hơn là
can thiệp sau khi khủng hoảng đã bùng nổ. Việc này ít tốn kém hơn cũng
như ít gây tổn thất hơn cho con người. Kinh nghiệm cho thấy việc ngăn
chặn khủng hoảng không thể diễn ra quá sớm. Việc can thiệp sớm cũng
không tạo được sự chú ý của công luận- như người ta vẫn nói “báo chí
hiếm khi đưa tin về một cuộc khủng hoảng đã được ngăn chặn”. Khi căng
thẳng đã đến mức đổ máu thì việc ngăn chặn đổ máu nhiều hơn lại càng
khó khăn. Ngay cả một quốc gia như Mỹ, nơi pháp luật luôn thắng thế, mọi
việc cũng tùy thuộc vào sức ép của sự trả thù. Tuy nhiên, ở những giai đoạn
đầu, khó có thể đoán được nỗi bất bình nào sẽ dẫn đến xung đột chết người.
Đây là một luận điểm giá trị ủng hộ cho cái tôi gọi là xã hội mở, nơi mọi
nỗi bất bình được bộc lộ và có những tổ chức để giải quyết chúng. Trong xã
hội mở vẫn có xung đột nhưng chúng ít có xu hướng trở thành những cuộc
chiến đẫm máu. Mỹ và các quốc gia dân chủ khác cần cải thiện chất lượng
chính phủ và thúc đẩy hệ thống xã hội mở trên thế giới nhằm bảo đảm lợi
ích an ninh sống còn của chính mình. Việc thúc đẩy xã hội mở không thể
thay thế hoàn toàn cho sức mạnh quân đội, nhưng nó có thể giảm khả năng
phải sử dụng quyền lực quân đội.
Dân chủ và xã hội mở không thể do các thế lực bên ngoài áp đặt vì
nguyên tắc về chủ quyền đã ngăn chặn mọi sự can thiệp bên ngoài. Nó chỉ
có thể được phát triển nhờ tăng cường sức mạnh xã hội dân sự và thúc đẩy
chính phủ tiến hành cải cách kinh tế và chính trị.