Việc yêu cầu các nước giàu tham gia di chuyển nguồn lực dựa trên các tổ
chức là rất khó khăn. Ủy ban Pearson hơn 30 năm qua đã từng đưa ra, và đã
được Liên hiệp quốc thông qua, mục tiêu đóng góp 0.7% GDP từ các quốc
gia cho hỗ trợ phát triển chính thức. Nhưng chỉ có 5 quốc gia đạt hay vượt
mục tiêu này
[13]
; năm 2000, Mỹ chỉ đóng góp 0.1%, và tổng mức hỗ trợ
phát triển chính thức chỉ đạt 0.24% GDP của các nước phát triển. Thủ
phạm chính của sự thâm hụt này là Mỹ.
Không phải ngẫu nhiên mà việc di chuyển nguồn lực quốc tế ở mức quá
thấp so với mục tiêu 0.7% GDP hay Mỹ đóng góp thấp nhất trong số các
quốc gia phát triển. Một số nước, đặc biệt là Mỹ, cho rằng viện trợ nước
ngoài là không hiệu quả và thậm chí đôi khi còn phản tác dụng. Tệ hại hơn,
quan điểm này không phải là không có cơ sở.
Tôi có thể tự tin đề cập đến vấn đề này vì bản thân tôi đã trực tiếp tham
gia vào việc cung cấp viện trợ nước ngoài ở diện rộng, khoảng 425 triệu đô
la Mỹ hàng năm trong vòng 5 năm qua, để ủng hộ những xã hội mở. Với
lượng đóng góp như vậy, tôi nhận thức rõ sự khiếm khuyết của nguồn viện
trợ nước ngoài dưới hình thức quản lý hiện nay. Với kinh nghiệm bản thân,
tôi tin rằng nếu được quản lý bằng cách khác thì, hiệu quả và tác động của
viện trợ nước ngoài sẽ được cải thiện rất nhiều. Mặt khác, tôi không phải là
người duy nhất thấy sự khiếm khuyết này. Những năm gần đây, các tổ chức
viện trợ nước ngoài, trong đó có Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD), các nhà tài trợ song phương, và những chuyên
gia bên ngoài, đã nỗ lực đánh giá và cải thiện tính hiệu quả của viện trợ, và
một chuẩn mực mới đang dần được hình thành
[14]
. Chuẩn mực này được
xây dựng trên cơ sở những quốc gia nhận viện trợ cần nhận thức sâu sắc
hơn về quyền sở hữu và sử dụng viện trợ vào những việc mang lại lợi ích
cho họ cũng như tăng cao hiệu quả viện trợ.