CHƯƠNG 2. Viện trợ Quốc tế: Thành
phần còn thiếu
Thành phần còn thiếu trong cơ cấu tài chính quốc tế là biện pháp viện trợ
hữu hiệu nhằm tạo điều kiện, khuyến khích, và củng cố sự tự giác tuân thủ
các yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế. Thoả thuận viện trợ bao gồm không
những là nguồn tài chính mà còn cần một phương thức phân phối viện trợ
hiệu quả hơn. Hai yếu tố này liên đới với nhau: hiện nay có quá ít tài chính
cho viện trợ quốc tế vì kết quả chúng mang lại được cho là không thoả
đáng. Mỹ là nước tai tiếng nhất về viện trợ nước ngoài. Các quốc gia dành
một tỷ lệ cao hơn từ GNP cho viện trợ cũng đạt được kết quả tốt hơn.
Viện trợ cần thiết cho nhiều mục đích khác nhau. Chúng ta có thể phân
biệt hai loại chính là: cung cấp hàng hóa công trên phạm vi toàn cầu và đẩy
mạnh các tiến trình kinh tế, xã hội và chính trị của từng quốc gia.
Loại đầu tiên bao gồm các vấn đề về môi trường, giáo dục và y tế. Ví dụ
như cuộc chiến chống các căn bệnh lây nhiễm không thể giới hạn trong một
quốc gia cụ thể nào.
Yếu tố đầu tiên và trước nhất của loại thứ hai là tạo điều kiện để bộ máy
nhà nước làm việc tốt hơn. Điều này bao gồm không chỉ một bộ máy hành
chính hiệu quả và trung thực từ trung ương đến địa phương cũng như một
cơ quan tư pháp độc lập và đáng tin cậy, mà còn bao gồm luật pháp và mối
quan hệ hợp lý giữa lĩnh vực công và tư: nghĩa là một xã hội không bị nhà
nước thống trị, một khu vực tư không móc ngoặc với chính phủ, và một xã
hội dân sự có tiếng nói được tôn trọng. Vậy giới hạn nào là hợp lý đối với
từng quốc gia; xã hội dân chủ phương Tây không phải là hình mẫu duy