nhất. Chúng ta có những nguyên tắc phổ biến về tự do và nhân quyền, bao
gồm quyền tự do ngôn luận và lập hội, và cần phải tôn trọng các dân tộc
thiểu số cũng như ý kiến của họ. Có thể thấy không có một giải đáp chung
cho tất cả các trường hợp, vì vậy tôi xin đề xuất mục tiêu về xã hội mở.
Xã hội mở có thể được hiểu là nền dân chủ theo nghĩa rộng bao gồm cả
tiến trình kinh tế và giảm thiểu đói nghèo. Mục tiêu thúc đẩy xã hội mở
không giống mục tiêu giảm đói nghèo đang được thế giới quan tâm ở chỗ
nó chú trọng vào tầm quan trọng của dàn xếp chính trị phổ biến tại mỗi
quốc gia. Liên hiệp quốc (UN), một tổ chức của các quốc gia có chủ quyền,
cũng phải né tránh vấn đề này nhưng thực tế là đói nghèo và đau khổ luôn
gắn liền với những chính phủ tồi tệ. Phải thừa nhận rằng rất khó can thiệp
vào nội bộ của các quốc gia có chủ quyền, nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt
với vấn đề này.
Chúng ta có thể và nên giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra những quy tắc
quốc tế, còn rất nhiều chỗ có thể mở rộng và tăng cường các hiệp ước quốc
tế. Hiệp ước Kyoto và văn bản chỉnh sửa, hiệp ước về mìn, và hiệp ước về
kiểm soát thương mại vũ khí loại nhỏ là những hiệp ước rất được mong đợi.
Tòa án Tội phạm Quốc tế cũng phải được ra đời. Tuy nhiên rất khó đạt
được những hiệp ước và việc thực thi chúng lại càng khó hơn. Thái độ của
Mỹ hiện là một trở ngại rất lớn.
Việc áp đặt các trừng phạt kinh tế được sử dụng hạn chế và dễ gây phản
tác dụng. Cấm vận thương mại thường bị phá vỡ và những kẻ buôn lậu luôn
móc ngoặc với nhà cầm quyền của quốc gia bị trừng phạt. Hậu quả của sự
trừng phạt đổ xuống đầu người dân nhưng bộ máy cai trị lại được hưởng lợi
về mặt kinh tế. Đó là tình trạng ở các nước Iraq và Nam Tư. Cấm vận đơn
phương như trường hợp Mỹ áp dụng với Cuba thậm chí còn kém hiệu quả
hơn. Mới đây vừa có một bước tiến được gọi là trừng phạt thông minh đưa
ra các biện pháp hạn chế việc di chuyển và các biện pháp tài chính nhắm