NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 54

này dựa vào chính quyền nước nhận viện trợ để thực hiện kế hoạch đề ra
trong thư cam kết, nếu chính phủ không đáp ứng được những điều kiện đặt
ra, IMF sẽ cắt chi viện.

Vì IFIs kiểm soát nguồn tài chính nên họ đóng vai trò trọng tài quyết

định loại hình cải cách kinh tế nào được ủng hộ và với điều kiện gì. IFIs đã
ít nhiều thành lập một phương án tiêu chuẩn cho cải cách kinh tế: như tổ
chức IMF có một nguyên tắc phổ biến và Ngân hàng Thế giới có một danh
sách tiêu chuẩn cho các nước nhận viện trợ chọn lựa.

Các tiêu chuẩn này mang lại nhiều kết quả đánh giá khác nhau. Ví dụ,

Ngân hàng Thế giới đánh giá về 10 chương trình của Châu Phi như sau: hai
chương trình thành công, hai hoàn toàn thất bại, và số còn lại nằm đâu đó ở

giữa thành công và thất bại

[35]

. Đánh giá của các tổ chức khác trên thế

giới không có gì khác biệt.

Tham vọng lớn nhất đặt ra cho các IFIs - là hỗ trợ các quốc gia theo chế

độ Xô-viết cũ chuyển thể thành nền kinh tế thị trường - đã không thành
công như mong đợi. Một số nước vệ tinh cũ lúng túng tìm đường ra, riêng
Nga chỉ vừa bắt đầu có dấu hiệu hồi phục kinh tế thông qua cải cách thị
trường.

Theo tôi chúng ta không nên đặt nhiệm vụ này cho các IFIs. IMF khiến

các chính phủ vay nợ ký các cam kết và cắt viện trợ nếu các chính phủ này

không đáp ứng đầy đủ các điều kiện

[36]

. Khi chính phủ sụp đổ, như đã

xảy ra ở các nước cộng sản cũ, họ không còn khả năng thực hiện các cam
kết của mình. Chúng ta đáng lẽ cần có một phương pháp khác có tác dụng
hơn và được Liên bang Xô-viết cũng như các quốc gia kế thừa đón nhận.
Chính sách đúng đắn là phương Tây phải viện trợ theo cách như Mỹ đã làm
trong thời hậu chiến tranh châu Âu trong Chương trình Marshall. Nhưng ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.