vào những người liên kết với nhà cầm quyền. Việc này hứa hẹn kết quả tốt
hơn.
Cách tiếp cận hứa hẹn nhất là dành những hình thức khích lệ tích cực
cho các quốc gia tự giác tuân thủ, hay ngắn gọn là viện trợ nước ngoài. Có
thể không giúp giải quyết được các trường hợp khó như Iraq và Nam Tư
cũ, nhưng nó có thể khuyến khích và hỗ trợ những chính phủ thực sự muốn
cải thiện các điều kiện xã hội. Nếu nhà cầm quyền quá hà khắc, viện trợ
nước ngoài cần được hạn chế trong những kênh phi chính phủ.
Cả IMF và Ngân hàng Thế giới đều đóng vai trò rất quan trọng trong
việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các quốc gia không đủ sức
cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Những quốc gia này bao gồm các
nước trước đây thường được gọi là thế giới thứ hai và thứ ba - các nước
chuyển đổi và các nước kém phát triển - và một số nước phát triển với nền
kinh tế đóng và chưa kịp điều chỉnh để phù hợp với tự do thương mại và di
chuyển vốn. Các quốc gia này hầu hết nằm ở Châu Á, Châu Mỹ Latin và
toàn bộ Châu Phi, chiếm phần lớn dân số thế giới.
Cần phải điều chỉnh cấu trúc của các tổ chức, từ bộ máy pháp luật cho
đến chăm sóc y tế và giáo dục, cũng như của nhiều khu vực kinh tế, từ ngân
hàng cho đến nông nghiệp và năng lượng. Tuy mỗi quốc gia có những khó
khăn khác nhau nhưng các định chế tài chính quốc tế (IFIs) có xu hướng áp
dụng chỉ một phương pháp chung. Phương pháp này bị chi phối rất nhiều
bởi bản chất mối quan hệ giữa IFIs và các nước nhận viện trợ. Hầu hết các
khoản viện trợ được thể hiện dưới hình thức cho chính phủ vay, với yếu tố
hỗ trợ kỹ thuật.
Vai trò của IMF và Ngân hàng Thế giới có phần nào khác nhau. Ngân
hàng Thế giới có đội ngũ nhân viên lớn mạnh và thường tham gia trực tiếp
vào việc thiết lập và thực hiện các món vay cho khu vực. Trong khi IMF có
ít nhân lực hơn nên chỉ tập trung vào những vấn đề kinh tế vĩ mô. Tổ chức