chúng ta có thể áp dụng trên phạm vi lớn hơn. Tưởng tượng tất cả những
người về hưu có thể nhận tiền hưu trí và những người thất nghiệp được trợ
cấp: tôi tin chắc rằng lịch sử sẽ đi theo hướng khác. Hãy thử so sánh với
Chương trình Marshall dành cho hậu chiến tranh châu Âu, không chỉ về
phương diện thúc đẩy tái thiết nền kinh tế mà còn về mặt khuyến khích
những mối ràng buộc thiện chí lâu dài, chúng ta thấy một cơ hội lịch sử đã
bị mất đi. Mức sống của Liên bang Xô-viết cũ xuống dốc một cách nhanh
chóng và thay vào đó là văn hóa kinh doanh trộm cướp và bạo lực
[40]
.
Cộng đồng quốc tế ở Ban-căng (Balkans) cũng không khá hơn. Hàng tỷ
đã được chi cho Bosnia nhưng rất ít được công khai. Giữa các quốc gia
viện trợ đã không có sự phối hợp nhịp nhàng và vì thế hấu hết các viện trợ
được phân phối thông qua kênh chính phủ
[41]
. Có quá nhiều nhà tài trợ
cạnh tranh vào cùng một cửa, người giữ cửa đương nhiên sẽ sử dụng các
nguồn quỹ này theo mục đích của riêng họ.
Chúng ta cần rút kinh nghiệm từ những thất bại này. Nhược điểm của
viện trợ quốc tế đã được xem xét rộng rãi và một chuẩn mực mới dần được
hình thành. Mỗi quốc gia phải tự chịu trách nhiệm về những chương trình
phát triển của mình, và các chính phủ phải lấy ý kiến công dân trong việc
chuẩn bị. Ngân hàng Thế giới đã dẫn đầu trong Khuôn khổ phát triển toàn
diện (Comprehensive Development Frameworks - CDF), và IMF cùng với
Ngân hàng Thế giới đưa ra yêu cầu Chiến dịch giảm đói nghèo (Poverty
Reduction Strategy Paper - PRSP) trong đó các quốc gia nghèo ngập trong
nợ nần (Highly Indebted Poor Countries - HIPC) sẽ được vay ưu đãi và xóa
bỏ nợ. Những ý tưởng này còn trong thời kỳ trứng nước nhưng đầy hứa hẹn
và xứng đáng được khuyến khích
[42]
.