Mặc dù tôi rất thông cảm với chuẩn mực mới nhưng tôi tin rằng vẫn còn
nhiều bài học cần được rút ra. Một trong những vấn đề là IFIs không giải
quyết được trường hợp chính phủ bất tài. Các định chế này đã bị bó buộc
theo những điều lệ về việc viện trợ qua kênh chính phủ. Điều đó đã khiến
chính phủ trở nên quan liêu, và các quan chức quan liêu bao giờ cũng sợ rủi
ro. Một trong những ưu điểm của thư cam kết là IMF sẽ không bị chỉ trích
nếu cam kết không được thực hiện. Viện trợ kênh phi chính phủ đòi hỏi
trách nhiệm rất cao. Nhà nước quan liêu chỉ muốn tránh rủi ro và họ có thể
bị phê bình bởi những người ngoài cuộc. Vấn đề quan liêu trong các tổ
chức quốc tế lại càng nhạy cảm vì họ phải phục vụ cho quá nhiều ông chủ.
Cả Quốc hội Mỹ và Anh đều có xu hướng quản lý chi tiết nguồn viện trợ
nước ngoài. Trong những năm gần đây, Quốc hội Mỹ đã gia tăng quản lý vi
mô đối với hoạt động của các tổ chức đa phương như Liên hiệp quốc và
IFIs.
Cải cách hệ thống là một công việc đầy rủi ro, thậm chí còn rủi ro cao
hơn rủi ro của doanh nghiệp tư nhân, và không có một định mức nào để
đánh giá thành công. Thay đổi xã hội là quá trình tự thân và luôn biến đổi.
Một chính sách đúng trong thời điểm này có thể không còn thích hợp trong
tương lai, có nghĩa là kết quả không thể đoán trước được. Cải cách hệ thống
chỉ mang tính chất may rủi, và vì thế cũng bất ổn như tình hình các thị
trường tài chính
[43]
.
IFIs có vai trò rất quan trọng, và chúng sẽ chỉ hoạt động tốt nhất khi hỗ
trợ cho những chính phủ có tư tưởng cải cách. Chuẩn mực mới cũng có thể
giúp các tổ chức này phát huy vai trò tốt hơn. Tuy nhiên vẫn có nhu cầu cấp
thiết cần được thực hiện bên ngoài kênh nhà nước. Có những chức năng chỉ
thuộc về chính phủ, trong trường hợp này cách sử dụng viện trợ tốt nhất là
tăng khả năng của nhà nước. Nhưng chính phủ không phải là cơ quan kinh
tế hiệu quả nhất, vì vậy rõ ràng là không hợp lý nếu viện trợ quốc tế chỉ để
tăng cường vai trò nhà nước trong lĩnh vực kinh tế.