Khi hệ thống Xô-viết sụp đổ, phương Tây đã thất bại trong việc hỗ trợ
các chính phủ thực hiện vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, dẫn
đến thất bại khi chuyển đổi cơ cấu. Cuối cùng chúng ta cũng thấy rằng việc
sụp đổ của một xã hội đóng không có nghĩa là đương nhiên một xã hội mở
được hình thành, và một nhà nước không thực hiện đầy đủ chức năng có
thể trở thành mối đe dọa cho tự do và thịnh vượng không khác gì một chính
phủ hà khắc
[44]
.
Tương tự, viện trợ quốc tế cho chế độ cai trị hà khắc và tham nhũng cũng
có nghĩa là càng tăng thêm sức mạnh cho chúng. Nhiều trường hợp viện trợ
nước ngoài đã trở thành hậu thuẫn chính cho các chế độ đó. Điều này có xu
hướng xảy ra khi viện trợ được tiến hành dựa trên cơ sở xem xét về địa
chính trị. Suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh hiện tượng này xảy ra thường
xuyên và có vẻ lịch sử sẽ lặp lại khi Mỹ bắt đầu chiến tranh chống khủng
bố.
Việc sử dụng các kênh phi chính phủ càng trở nên quan trọng hơn khi
chính phủ không có tư tưởng cách tân. Viện trợ quốc tế lúc đó sẽ thúc đẩy
hình thành một xã hội mở bằng cách tạo thế đối trọng với nhà nước độc
đoán và kém hiệu quả. Tuy nhiên, dù chính phủ tiến bộ, hỗ trợ cho khu vực
kinh tế tư nhân và xã hội dân sự cũng rất cần thiết. Một nhà nước dân chủ
sẽ luôn ủng hộ việc sử dụng các kênh phi chính phủ.
Có thể thấy viện trợ nước ngoài là công việc rất phức tạp vì không có
một công thức chung nào cho tất cả các trường hợp. Thay vì tiếp cận theo
hướng bàn giấy quan liêu, chúng ta nên xem đây như là công việc kinh
doanh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của bản thân tôi, kinh doanh ngành xã
hội (social entrepreneurship) còn khó hơn là kiếm tiền. Để đánh giá thành
công của việc kiếm tiền chỉ cần một tiêu chuẩn đơn giản, đó là thu nhập
ròng (bottom line). Tất cả những yếu tố khác nhau cũng chỉ quy về một