NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 70

mà không cần SDR nhưng với cơ cấu SDR chúng ta có thể tạo điều kiện
thu hút và gắn kết nhiều nguồn tài trợ.

Có lập luận mạnh mẽ ủng hộ việc phân bổ SDR thường niên ngoài hệ

thống viện trợ thông thường. Nhờ toàn cầu hóa, thương mại quốc tế đã phát
triển gấp hai lần mức GDP toàn cầu. Để tránh sụp đổ cán cân thanh toán,
các quốc gia phải dự trữ một tỷ lệ hợp lý cho nhập khẩu. Cụ thể, dự trữ tối
thiểu phải bằng 3 tháng nhập khẩu. Điều này có nghĩa là các nước nghèo
phải để dùng một phần thu nhập từ xuất khẩu để xây dựng nguồn dự trữ.
Phân bổ SDR sẽ làm giảm gánh nặng ngày càng nặng hơn từ cuộc khủng
hoảng năm 1997 - 1999 vì dòng vốn chảy ngược từ những thị trường mới
nổi.

Các quốc gia phát triển không sử dụng lượng SDR phân bổ vì quỹ tiền tệ

dự trữ của họ đã quá đủ, trường hợp của các nước Châu Âu thậm chí còn

thừa dự trữ

[54]

, và nếu họ bị thâm hụt cán cân thanh toán thì họ vẫn có

thể vay được. Đó là lý do tại sao rất khó đạt được sự đồng thuận trong vấn
đề phát hành SDR. Nếu các quốc gia phát triển thấy được tác dụng của viện
trợ bằng SDR, lập luận ủng hộ phân bổ SDR sẽ được củng cố hơn nữa.

Các ngân hàng trung ương từ trước đến nay vẫn phản đối phân bổ SDR

vì việc này xâm phạm sự độc quyền về cung cấp tiền tệ của ngân hàng. Lý
luận của họ là SDR gây lạm phát. Nhưng tình trạng lạm phát trong tương
lai gần là rất thấp. Thậm chí có khả năng giá hàng hóa nhập khẩu đang
giảm sẽ dẫn đến tình trạng giảm phát toàn cầu. Như ở Nhật hiện nay không
có phương thuốc nào cho tình hình giảm phát. Việc phát hành SDR thường
niên, mà phần lớn được dùng cho viện trợ quốc tế, sẽ trở thành một công cụ
tiền tệ hữu ích.

Cân nhắc về mặt Pháp lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.