NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 74

thường khác. Như tôi đã đề cập, ở đây không có thước đo thành công duy
nhất nào tương tự như thu nhập ròng trong kinh doanh. Một số mục tiêu có
thể được đánh giá bằng những chỉ tiêu định lượng như tỷ lệ tử vong hay tỷ
lệ mù chữ, nhưng sẽ rất sai lầm nếu chúng ta chỉ hạn chế trong những mục
tiêu đánh giá được bằng chỉ tiêu định lượng. Thành công trong môi trường
xã hội sẽ khó đạt được hơn là trong kinh doanh, và thậm chí cũng khó đánh
giá mức độ thành công hơn. Một khi quan điểm này được chấp nhận thì
thất bại sẽ dễ được tha thứ hơn và thành công sẽ được đánh giá cao hơn.
Điều này sẽ giúp công tác xã hội hoạt động dễ hơn và thu hút được nhiều
tài năng hơn.

Trong Phần giới thiệu tôi đã đưa ra năm yếu tố chứng tỏ sự kém hiệu quả

của viện trợ quốc tế. Tôi tin rằng chương trình tôi đề nghị sẽ giúp hạn chế
những khuyết điểm đó.

- Thứ nhất, khả năng các nhà tài trợ sử dụng viện trợ nước ngoài để thỏa

mãn nhu cầu riêng của họ sẽ bị hạn chế đáng kể. Lợi ích quốc gia đương
nhiên sẽ vẫn phụ thuộc rất nhiều vào việc chọn lọc các dự án vì việc này là
hoàn toàn đúng đắn.

- Thứ hai, việc tạo thị trường cho các dự án sẽ mang lại cho nhà tài trợ và

các nhà quản lý dự án ý thức sở hữu và tinh thần trách nhiệm.

- Thứ ba, vòng vây của hoạt động liên chính phủ chắc chắn sẽ bị phá vỡ,

mang lại lợi thế to lớn cho các nguồn quỹ ủy thác vì chúng không phải

thông qua các kênh chính phủ

[57]

. Chính phủ sẽ không còn là người gác

cửa nữa và chế độ cầm quyền đàn áp và tham nhũng sẽ không có những
nguồn thu bất hợp lý. Thay vì rất nhiều nhà tài trợ đua nhau cạnh tranh vào
một cửa hẹp, tức là qua sự kiểm soát của chính phủ nhận viện trợ, bây giờ
sẽ có nhiều dự án cạnh tranh cho họ chọn lựa. Vấn đề người gác cửa sẽ
được giải quyết, ít nhất là trên lý thuyết.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.