NHÌN VỀ TOÀN CẦU HÓA - Trang 77

CHƯƠNG 3. Cải cách cấu trúc: Ngân
hàng Phát triển Đa phương

Ngân hàng Thế giới đóng vai trò là một tổ chức anh em của IMF. Nhiệm

vụ ban đầu của ngân hàng này là cung cấp nguồn vốn dài hạn cho những
quốc gia có cơ sở hạ tầng bị tàn phá trong Thế chiến thứ II khi mà có quá ít
hoặc không hề có nguồn vốn tư nhân nào. Dần dần, nó chuyển hướng sang
các quốc gia kém phát triển (LDC). Các ngân hàng phát triển khu vực cũng
được thiết lập theo mô hình của Ngân hàng Thế giới.

Nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới được huy động từ các thị trường vốn

dưới sự bảo lãnh ở mức AAA của các quốc gia công nghiệp hóa. Đây là
một đường lối tài chính rất khôn ngoan mang lại lợi ích cho các nước
nghèo mà các quốc gia giàu lại không phải mất chi phí gì. Việc bảo lãnh
cũng chưa bao giờ phải cần đến.

Tuy nhiên, vấn đề này có một nhược điểm rất lớn: việc cho vay của Ngân

hàng Thế giới bị vòng vây liên chính phủ chi phối. Hiến chương của Ngân
hàng Thế giới quy định các khoản vay phải được chính phủ của quốc gia
vay bảo lãnh do đó việc bảo lãnh đã trở thành công cụ kiểm soát của chính
phủ nhận vay. Tiền vay thường được dùng để hậu thuẫn cho nhà cầm quyền
tham nhũng và hà khắc. Chính phủ của các quốc gia phát triển thống trị ban
điều hành cũng gây sức ép bất chính lên các hoạt động cho vay của Ngân
hàng Thế giới: họ có thể tạo áp lực cho những khoản vay có lợi cho nền
công nghiệp xuất khẩu của mình hay phủ quyết các khoản vay cho những
đối thủ cạnh tranh phương hại đến lợi ích của họ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.