Năm 1960, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) được thành lập thêm vào
Ngân hàng Thế giới với mục đích cho các nước thành viên ngân hàng
nghèo nhất vay với mức lãi suất cực thấp và thời hạn thanh toán dài
[58]
.
Tiếp theo, Ngân hàng Thế giới thiết lập một đơn vị trực thuộc khác là Công
ty Tài chính Quốc tế (IFC) với chức năng đầu tư và cho vay trong khu vực
tư. Sau đó, tổ chức này thành lập Tổ chức Bảo lãnh Đầu tư Đa phương
(MIGA) cũng cùng mục đích phục vụ cho khu vực tư.
Ban đầu Ngân hàng Thế giới chỉ tập trung vào những dự án cơ sở hạ tầng
lớn, nhưng vì tổ chức này sau đó nhắm đến các nước đang phát triển nên đã
dần chuyển hướng sang tạo nguồn vốn cho con người và xã hội cũng như
giảm bớt đói nghèo. Dưới sự lãnh đạo của James Wolfensohn thay đổi này
càng rõ ràng và sâu sắc. Ông đã đưa ra ý tưởng thành lập Khung Phát triển
Toàn diện (Comprehensive Development Framework) (CDF). Sau đó, ý
tưởng xóa nợ cho HIPC đã dẫn đến việc thành lập PRSP, là quá trình hợp
tác giữa các ngân hàng và nguồn quỹ. Một chuẩn mực mới về viện trợ quốc
tế đang được hình thành, cho phép nước nhận viện trợ có quyền sở hữu cao
hơn, hỗ trợ những nước thực hiện tốt và trừng phạt những nước không đạt
mục tiêu. Các định chế tài chính quốc tế (IFIs) rõ ràng đã rút ra nhiều bài
học từ sai lầm của mình. Nhưng các nhà hoạt động chống toàn cầu hóa và
những người chỉ trích vẫn chưa sẵn sàng tin tưởng họ. Tất cả chỉ là mới bắt
đầu. Vẫn còn rất nhiều bối rối trong việc tìm ra phương cách hiệu quả; vai
trò của IMF và Ngân hàng Thế giới cũng chưa rõ ràng. Các IFIs phải dành
thời gian để cụ thể hóa chuẩn mực mới này.
Kể từ khi James Wolfensohn nắm quyền, Ngân hàng Thế giới đã thực thi
nhiều công tác cần kíp cho xã hội, từ việc cho các doanh nghiệp nhỏ vay
cho tới việc hỗ trợ nhận thức và phòng chống AIDS và các bệnh truyền
nhiễm khác. Ngân hàng đã thử nghiệm cho các đơn vị quốc gia thứ cấp và
các tổ chức phi chính phủ (NGO) vay, nhưng Hiến chương của ngân hàng
lại hạn chế phạm vi của những nỗ lực này vì các khoản vay phải được xúc