phẩm và có tác động tiêu cực tới thu nhập. Ban thẩm định cũng không thể
biết được mức tăng năng suất trong vài năm qua có thể tiếp tục duy trì
trong những năm tới hay không.
Tôi cho rằng độ phản thân là một ý niệm giúp chúng ta hiểu về cách vận
hành của các thị trường tài chính dễ dàng hơn khái niệm về trạng thái cân
bằng. Trạng thái cân bằng ngầm chỉ một kết quả xác định nhưng trên thị
trường tài chính, kết quả thực sự không xác định được. Đặc tính của tình
huống phản thân là có sự khác biệt giữa dự đoán và kết quả và người trong
cuộc không thể ra quyết định nếu chỉ dựa vào kiến thức. Sự đánh giá của họ
mang tính thiên vị và định kiến của người trong cuộc trở thành một nhân tố
quy định kết quả. Vì vậy chúng ta chỉ có thể đề cập đến điểm cân bằng khi
định kiến không còn quan trọng và có thể bỏ qua. Còn khi nào vẫn có
khoảng cách giữa dự đoán và kết quả, chúng ta phải tính đến những tình
huống xa điểm cân bằng. Độ phản thân tính đến những chu kỳ thuận và
nghịch, bắt đầu bằng quá trình tự phát và kết thúc ở điểm tự diệt.
Cần nhấn mạnh rằng không phải ai cũng có thể nhận ra ý nghĩa của độ
phản thân. Trái lại, lý thuyết kinh tế lại tìm mọi cách né tránh điều này để
đưa ra những kết quả xác định. Kinh tế học tài chính được xây dựng dựa
trên sự giả định về các thị trường hiệu quả và những kỳ vọng hợp lý. Tôi
cho rằng lý thuyết dựa trên những kỳ vọng hợp lý tự bản thân nó chứa đựng
những mâu thuẫn: Trong những điều kiện hoàn toàn không chắc chắn, thật
là phi lý khi dự đoán dựa trên giả định rằng giá cả phụ thuộc vào kỳ vọng
hợp lý. Trong thực tế, ít có trường hợp như vậy.
Phải thừa nhận cũng đã có những lý thuyết tiến bộ, đáng chú ý là thế hệ
lý thuyết thứ hai về khủng hoảng tài chính, trong đó có xem xét đến hiện
tượng phản thân và nhận biết khả năng về cái được gọi là “trạng thái cân
bằng kép”. Tuy nhiên, quan điểm thắng thế vẫn dựa trên sự giải thích về
cách thức các thị trường tài chính vận hành của những người theo thuyết thị