ổn định và thịnh vượng một cách ấn tượng
[63]
. Việc chịu trách nhiệm về
hệ thống tài chính thế giới đã mang lại lợi thế đáng kể cho các quốc gia
trung tâm này.
Nhận định các thị trường tài chính toàn cầu tạo nên một sân chơi bất bình
đẳng không đạt được sự tán đồng của những người theo chủ nghĩa thị
trường chính thống cho rằng thị trường đảm bảo sự phân phối tối ưu các
nguồn lực. Thực ra, dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa thị trường chính thống,
cuộc khủng hoảng thị trường mới nổi năm 1997-1999 là một ngoại lệ của
quy luật chung rằng sau mỗi khủng hoảng đều có sự củng cố các luật lệ.
Từng quốc gia đã siết chặt thị trường tài chính và điều tiết các ngân hàng
nhưng xu hướng chung là tham gia mạnh hơn vào thị trường và giảm can
thiệp chính thức ở cấp độ quốc tế.
Không ai nghi ngờ về tính khốc liệt của cuộc khủng hoảng 1997-1999 và
hậu quả của nó nhưng quan điểm về nguyên nhân gây ra khủng hoảng lại
khác nhau. Quan điểm chiếm ưu thế cho rằng cách thức IMF can thiệp vào
các quy luật thị trường và khuyến khích sự bùng nổ thái quá về cho vay và
đầu tư quốc tế đã dẫn đến một tình trạng vỡ nợ. Các nhân tố khác cũng ảnh
hưởng đáng kể: Nhiều quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng
hoảng có những hệ thống ngân hàng yếu kém và chính sách kinh tế vĩ mô
không thích hợp. Nhưng nguyên nhân sâu xa được cho là do sự can thiệp
của IMF trong quá khứ đã tạo nên sự ỷ lại nguy hiểm; họ khẳng định IMF
đã làm các nhà cho vay tin rằng trong tình huống khẩn cấp IMF có thể bảo
đảm cho họ bằng việc cứu giúp các quốc gia đang gặp khó khăn trong việc
đáp ứng các khoản nợ. Dù có đúng hay không, mọi người cũng tin rằng có
thể tránh được các cuộc khủng hoảng trong tương lai bằng việc loại trừ tâm
lý ỷ lại nguy hiểm này
[64]
.