Tôi không hoàn toàn phản đối lập luận này. Việc can thiệp của các cơ
quan tài chính đã tạo nên hiệu ứng “rủi ro về đạo đức” (moral hazard)
[65]
. Chính “rủi ro về đạo đức” này góp phần làm cho các thị trường mới
nổi bùng nổ không kiểm soát được. Nhưng tôi không đồng ý ở hậu quả của
việc loại trừ “rủi ro về đạo đức”. Những người theo chủ nghĩa thị trường
chính thống cho rằng nếu bạn loại bỏ “rủi ro về đạo đức”, quy luật thị
trường sẽ làm tiếp phần còn lại. Tôi cho là với các thị trường tài chính vốn
đã không ổn định và các sân chơi vốn đã không bình đẳng; chữa bệnh “rủi
ro về đạo đức” lại sẽ gây ra những trục trặc mới, theo hướng ngược lại, tức
là tạo nên sự thiếu hụt vốn trong các thị trường mới nổi. Tôi tin rằng thay vì
giảm, cần tăng vai trò của IMF và có những biện pháp đặc biệt nhằm rút
ngắn sự cách biệt giữa khu vực trung tâm và ngoại biên.
Thật không dễ trình bày lập luận này vì vấn đề quá phức tạp và có phần
liên quan nhiều đến kỹ thuật. Trước tiên tôi sẽ mô tả ngắn gọn về bối cảnh
lịch sử chúng ta đã trải qua, sau đó phân tích tình huống nảy sinh do hậu
quả của khủng hoảng các thị trường mới nổi năm 1997-1999, và cuối cùng
đề xuất một số giải pháp cải cách hệ thống tài chính thế giới.
Tóm tắt Lịch sử hình thành Quỹ tiền tệ thế giới (IMF)
Ra đời tại Bretton Woods vào tháng 7/1944, IMF được lập ra nhằm quản
lý nguồn vốn và tỷ giá cố định trên thế giới. Nhiệm vụ của nó là phát triển
các hoạt động thương mại quốc tế thông qua việc thiết lập các luật lệ, quy
định nhằm quản lý tỷ giá và thanh toán quốc tế và cung cấp nguồn tài chính
tạm thời để điều chỉnh cán cân thanh toán.
Khi việc quản lý vốn dần dần được gia tăng, hệ thống tỷ giá cố định bị
phá vỡ vào năm 1971. Cuộc khủng hoảng dầu lửa đầu tiên năm 1973 đã tạo
thế mất cân bằng trầm trọng trong thương mại, buộc các ngân hàng thương
mại phải hỗ trợ tài chính. Các khoản vay không giới hạn ngày càng mở