lần nữa ra tay cứu giúp với sự hỗ trợ lớn từ phía Bộ Tài chính Mỹ. Những
người nắm giữ tesobonos - loại trái phiếu của Mexico mệnh giá bằng đồng
peso nhưng tính theo hệ số với đô la Mỹ - được trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi, và
theo những người theo thị trường chính thống, tâm lý ỷ lại càng trở nên rõ
ràng hơn.
Đó là nguồn gốc phát sinh cuộc khủng hoảng các thị trường mới nổi năm
1997-1999. IMF một lần nữa được yêu cầu can thiệp vào Thái Lan,
Indonesia và Hàn Quốc. Nhưng lần này việc can thiệp không có tác dụng
và cuộc khủng hoảng cứ lây lan cho tới khi nhấn chìm toàn bộ các quốc gia
bên ngoài hệ thống tài chính toàn cầu.
Có thể IMF đã kê sai liều thuốc cho cuộc khủng hoảng Châu Á. Các
chương trình của tổ chức này cho phép thả nổi các đồng tiền, tăng lãi suất
để kìm hãm sự mất giá đồng tiền và giảm chi tiêu chính phủ để ngăn chặn
thâm hụt ngân sách. Thêm vào đó, một số các điều kiện được đặt ra, chủ
yếu nhắm vào hệ thống ngân hàng nhưng cũng chú trọng tới những khiếm
khuyết về cấu trúc khác như sự độc quyền theo khu vực ở Indonesia. Hậu
quả là nó đã làm trầm trọng thêm tình hình suy thoái kinh tế. Liều thuốc
được kê ra nhằm giải quyết tình trạng dư thừa trong khu vực công, nhưng
trong trường hợp này nó lại dẫn đến dư thừa trong khu vực tư
[67]
.
Tuy nhiên, cũng nên xem lại liệu IMF có nhiều chọn lựa hay không.
Theo quan điểm của tôi, lộ trình đúng là nên đưa ra lệnh hoãn trả nợ sau khi
tái sắp xếp các khoản nợ. Nếu như áp lực trả nợ trước mắt được giảm nhẹ,
sự mất giá đồng tiền sẽ được ngăn chặn mà không cần phải tăng lãi suất
đến mức quá cao. Tác động đối với các nền kinh tế nội địa cũng sẽ bớt
nặng nề hơn. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng lệnh hoãn trả nợ có thể gây
thiệt hại đối với hệ thống tài chính toàn cầu và lây lan rộng rãi. Vì nhiệm
vụ chủ yếu của IMF là bảo vệ hệ thống tài chính nên nó không còn cách
nào khác. Do vậy, khi Hàn Quốc chuẩn bị có lệnh hoãn trả nợ vào tháng