12/1997, ngân hàng trung ương đã phải can thiệp buộc các ngân hàng
thương mại tự nguyện sắp xếp lại các khoản nợ. Việc dàn xếp này gợi nhớ
đến cuộc khủng hoảng năm 1982 và làm rúng động đến các thị trường tài
chính. Căn bệnh đã lây lan đến nước Nga và cuối cùng khi Nga vỡ nợ vào
tháng 8/1998, hệ thống tài chính toàn cầu tiến gần đến sụp đổ nhưng Cục
Dự Trữ Liên bang Mỹ đã kịp thời ngăn chặn.
IMF chỉ có một sự chọn lựa là thúc ép các nền kinh tế mới nổi mở cửa
thị trường vốn. Nhìn lại ta thấy rõ rằng Bộ Tài chính Mỹ đã dẫn dắt cộng
đồng quốc tế đi quá xa theo hướng đó. Thậm chí IMF còn đề xuất đưa việc
mở cửa thị trường vốn trở thành một trong những mục tiêu chủ chốt ngay
tại thời điểm cuộc khủng hoảng Châu Á bùng nổ. Sau đó, không ai nghe gì
đến ý kiến này nữa.
Bối cảnh Hiện nay
Cuộc khủng hoảng 1997-1999 đã bộc lộ một khiếm khuyết cơ bản trong
cấu trúc của hệ thống tài chính quốc tế. Các quốc gia trung tâm của hệ
thống có khả năng áp dụng các chính sách nghịch chu kỳ. Chẳng hạn, trong
tình hình kinh tế suy thoái hiện nay, Mỹ cắt giảm mạnh thuế và lãi suất.
Nhưng những điều kiện do IMF đặt ra lại mang tính thuận chu kỳ: Họ đã
đẩy các quốc gia vào tình trạng suy thoái qua việc ép buộc họ tăng lãi suất
và cắt giảm chi tiêu ngân sách - hoàn toàn trái ngược với những gì Mỹ đang
làm trong cùng một hoàn cảnh.
Trước đây, các quốc gia được hỗ trợ trong những chương trình của IMF
đều có thể phục hồi vì các thị trường tài chính tin tưởng và sẵn sàng đi theo
sự dẫn dắt của IMF. Ví dụ, Hàn Quốc mắc nợ nặng nề vào năm 1980 và
lâm vào khủng hoảng vay nợ quốc tế nhưng nó đã tự thoát ra khỏi khó khăn
một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, kể từ khủng hoảng 1997-1999, IMF đã trở
thành vị hoàng đế ở truồng: những chương trình của nó đã không tạo được